NGUỒN GỐC Ý NGHĨA QUỐC KỲ ĐẤT NƯỚC ẤN ĐỘ


 Quốc kỳ Ấn Độ, còn được gọi là Banderole Tiranga, là một biểu tượng đặc trưng và đại diện cho quốc gia Ấn Độ. Nó là biểu tượng dân tộc và có ý nghĩa sâu sắc đối với người dân Ấn Độ.
Nguồn gốc ý nghĩa của quốc kỳ Ấn Độ có liên quan đến việc đại diện cho các giá trị và lý tưởng của dân tộc Ấn Độ. Quốc kỳ bao gồm ba sọc màu saffron, white và green, cùng với một vòng tròn xanh lá cây ở giữa. Mỗi màu sắc đại diện cho một ý nghĩa riêng.
Vào thời kỳ chiến đấu cho độc lập của Ấn Độ, ba sọc màu saffron, white và green đã trở thành biểu tượng của phong trào độc lập. Màu saffron biểu thị sự can đảm và niềm tin tôn giáo, white đại diện cho hòa bình và chân lý, và green thể hiện sự phát triển và môi trường sống tự nhiên của đất nước.
Vòng tròn xanh lá cây ở giữa tượng trưng cho cộng đồng, đơn vị và đồng lòng trong việc xây dựng một quốc gia đoàn kết. Nó cũng tượng trưng cho Ashoka Chakra, một biểu tượng mang ý nghĩa lịch sử với quốc gia Ấn Độ.
Qua quá trình phát triển, quốc kỳ Ấn Độ đã trở thành một biểu tượng quốc gia được tôn trọng và yêu mến bởi người dân Ấn Độ. Nó được treo cờ trên các tòa nhà chính phủ, trường học, công viên và được sử dụng trong các nghi lễ quan trọng và sự kiện quốc gia.
Quốc kỳ Ấn Độ không chỉ đại diện cho một cờ hiệu mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết, độc lập và tự hào của người dân Ấn Độ. Nó là biểu tượng của sự đoàn kết dân tộc và lòng yêu nước sâu sắc trong tâm trí mỗi người dân Ấn Độ.

Vị trí địa lý: Nằm ở Nam Á; phía Bắc giáp Trung Quốc, Nê-pan và Bu-tan; Đông - Bắc giáp Miến Điện, Băng-la-đét; Tây - Bắc giáp Pa-ki-xtan và Áp-ga-ni-xtan; Tây, Đông và Nam là Ấn Độ Dương bao bọc. Ấn Độ có khoảng 14.103 km đường biên giới đất liền và 7.516 km bờ biển. Tọa độ: 6o44' đến 35o30' vĩ Bắc (37o6' nếu tính cả vùng tuyên bố chủ quyền tại Kashmir) và từ 68o7' đến 97o25' kinh Đông

Diện tích: 3.287.590 km2

Khí hậu: Đa dạng, biến đổi từ nhiệt đới ở phía nam đến ôn hoà ở phía bắc, các vùng phía bắc có độ cao lớn thường có tuyết rơi trong thời gian dài. Khí hậu Ấn Độ bị ảnh hưởng lớn từ dãy Himalaya và sa mạc Thar. Dãy Himalaya, cùng với dãy Hindu Kush ở Pa-ki-xtan, là một tấm chắn tự nhiên ngăn gió lạnh từ Trung Á thổi đến, khiến cho đa phần lục địa Ấn Độ ấm hơn hầu hết các nơi khác có cùng vĩ độ. Sa mạc Thar khiến gió mùa Tây - Nam mang theo nhiều hơi ẩm vào trong lục địa Ấn Độ gây ra mưa từ tháng 6 tới tháng 9. Lượng mưa trung bình hàng năm: 60 - 100 mm (phía Tây); 300 - 400 mm (vùng trung tâm); 1.200 mm (cao nguyên Xi-lông).

Địa hình: Đồng bằng dọc theo sông Hằng, các sa mạc ở miền Tây, dãy Himalaya ở miền Bắc.

Tài nguyên thiên nhiên: Than đá (trữ lượng đứng thứ tư thế giới), sắt, mangan, mica, bôxit, titan, crôm, khí tự nhiên, kim cương, dầu mỏ, đá vôi.

Dân số: 1.252.100.000 người (2013).

Các dân tộc: Người Indo-Arian (72%), Dravidian (25%), người gốc Mongoloid và các dân tộc khác (3%)

Ngôn ngữ: Tiếng Anh là ngôn ngữ trao đổi thông tin chính trị và giao dịch thương mại. Tiếng Hindi là ngôn ngữ chính thức làm việc của Nhà nước liên bang, có khoảng 45% dân số sử dụng. Ngoài ra còn nhiều ngôn ngữ khác.

Lịch sử: Cuối thế kỷ XV, Bồ Đào Nha bắt đầu xâm lược Ấn Độ. Từ đầu thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVIII, Ấn Độ bị người Mô-gun (gốc Mông Cổ) thống trị. Từ năm 1746 đến năm 1763, Ấn Độ là nơi tranh chấp giữa Anh và Pháp. Tới năm 1856, đa phần Ấn Độ thuộc quyền kiểm soát của Công ty Đông Ấn của Anh Quốc, với thủ đô tại Calcutta. Một năm sau, những cuộc nổi dậy quân sự diễn ra khắp nơi, người Ấn Độ gọi đó là Chiến tranh giành độc lập lần thứ nhất, cuộc nổi dậy không thành công đe dọa nghiêm trọng quyền cai trị của người Anh, vì thế Ấn Độ bị Đế chế Anh trực tiếp quản lý.

Đầu thế kỷ XX, cuộc đấu tranh giành độc lập diễn ra do Quốc hội quốc gia Ấn Độ tiến hành dưới sự lãnh đạo của những người Ấn Độ như Bal Gangadhar Tilak, Mahatma Gandhi, Sardar Vallabhbhai Patel và Jawaharlal Nehru. Hàng triệu người chống đối đã tham gia vào những chiến dịch bất tuân dân sự. Gandhi dẫn dắt người dân Ấn Độ vào cuộc nổi dậy toàn quốc năm 1942 yêu cầu nước Anh "rời khỏi Ấn Độ". Ấn Độ giành lại độc lập ngày 15/8/1947. Nhưng Anh đã chia Ấn Độ thành hai nước: Ấn Độ (chủ yếu bao gồm những người theo đạo Hin-đu) và Pa-ki-xtan (chủ yếu bao gồm những người theo đạo Hồi); đồng thời tạo ra vùng tranh chấp Ca-sơ-mia giữa Ấn Độ và Pa-ki-xtan. Ngày 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố là nước cộng hòa. Từ khi giành được độc lập, Ấn Độ đã nhiều lần phải đối mặt với bạo lực giữa các giáo phái và những vụ nổi loạn ở nhiều vùng trong nước, nhưng họ vẫn giữ được sự thống nhất và dân chủ. Ấn Độ là thành viên sáng lập của Phong trào không liên kết và Liên hợp quốc.

Thủ đô: Niu Đê-li (New Delhi)

Các thành phố lớn: Mumbai, Kolkata, Kanpur, Pune...

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Cộng hòa liên bang.

Các khu vực hành chính: Gồm 25 bang và 7 lãnh thổ liên hiệp*: các đảo Andaman Nicobar*, Andhra Pradesh, Arunachal Pradesh, Assam, Bihar, Chandigarh*, Dadra và Nagar Haveli*, Daman và Diu*, Delhi*, Goa, Gujarat, Haryana, Himachal Pradesh, Jammu và Kashmir, Karnataka, Kerala, Lakshaweep*, Madhya Pradesh, Maharashtra, Manipur, Meghalaya, Mizoram, Nagaland, Orissa, Pondicherry*, Punjab, Rajasthan, Sikkim, Tamil Nadu, Tripura, Uttar pradesh, West Bengal.

Ngày quốc khánh: 26/1/1950

Hiến pháp: Thông qua ngày 26/1/1950

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước: Tổng thống.

Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng.

Bầu cử: Tổng thống do Ban bầu cử gồm các Nghị sỹ của cả hai viện và Nghị sỹ của các bang bầu ra; Thủ tướng do các Nghị sỹ của Đảng chiếm đa số trong cuộc bầu cử lập pháp bầu ra.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội gồm hai viện: Hội đồng các bang (Hạ nghị viện) có dưới 250 thành viên, trong đó 12 thành viên do Tổng thống bổ nhiệm, số còn lại do Nghị sỹ của các bang và các thành viên của Hội đồng lập pháp liên vùng bầu chọn; nhiệm kỳ 6 năm và Đại hội nhân dân (Thượng nghị viện) gồm 545 ghế, trong đó 543 ghế được bầu theo hình thức phổ thông đầu phiếu, 2 ghế do Tổng thống bổ nhiệm; nhiệm kỳ 5 năm.

Cơ quan tư pháp: Tòa án Tối cao; các Thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm và làm việc cho đến 65 tuổi.

Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Các đảng phái chính: Đảng Quốc đại I, Đảng Cộng sản Ấn Độ (CPI), Liên minh Hồi giáo, Đảng Quốc đại Karnataka, Liên minh quốc gia Ấn Độ, v.v..

Kinh tế:

Tổng quan: Trong những thập niên cuối thế kỷ XX, Ấn Độ đã tăng cường đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông với mục tiêu trở thành cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân. Cơ cấu nền kinh tế: khu vực dịch vụ chiếm 62%, công nghiệp chiếm 27,4% và nông nghiệp chiếm 19%. Tăng trưởng kinh tế đạt trung bình trên 6%/năm. Tổng GDP năm 2013 đạt 1.758 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.414 USD.

Sản phẩm công nghiệp: Hóa chất, thép, xi măng, phương tiện giao thông, dầu mỏ, hàng tiêu dùng, hàng điện tử

Sản phẩm nông nghiệp: Ngũ cốc, hạt có dầu, bông, chè, mía; gia súc, gia cầm, cá.

Đơn vị tiền tệ: rupi Ấn Độ (Rs); 1Rs = 100 paise

Văn hoá: Lịch sử văn hóa Ấn Độ kéo dài hơn 4.500 năm. Trong thời kỳ Vệ Đà (1700 – 500 TCN), các nền tảng của triết học, thần thoại, văn học Ấn Độ giáo được hình thành. Ngoài ra còn có sự hình thành của nhiều đức tin và sự luyện tập vẫn tồn tại cho đến nay, chẳng hạn như DharmaKarmayoga, và moksha.Ấn Độ có sự đa dạng về mặt tôn giáo, trong đó Ấn Độ giáo, Sikh giáo, Hồi giáo, Ki-tô giáo, và Jaina giáo nằm trong số các tôn giáo lớn của quốc gia. Ấn Độ giáo là tôn giáo chiếm ưu thế, được định hình thông qua nhiều trường phái mang tính lịch sử về tư tưởng, bao gồm các tư tưởng trong Áo nghĩa thưkinh Yoga, phong trào Bhakti, và từ triết học Phật giáo...

Ấn Độ không phải là cái nôi sinh ra Phật giáo, nhưng lại là nơi để Phật giáo khởi nguồn, tu dưỡng và phát triển rực rỡ. Ngày nay, tại Ấn Độ tồn tại song song cả Phật giáo và Ấn Độ giáo.

Tôn giáo: Ấn Độ giáo (còn gọi là đạo Hindu, chiếm 80,5% dân số), Hồi giáo (chiếm 13,4%), Thiên chúa giáo (chiếm 2,3% ), Đạo Sikh (chiếm 1,9%); Phật giáo (0,7%), các tôn giáo khác chiếm khoảng 1,1%...

Giáo dục: Giáo nằm dưới sự kiểm soát của Chính phủ. Mặc dù giáo dục được miễn phí và bắt buộc trong 8 năm (từ 6-14 tuổi), nhưng vẫn có tình trạng thiếu trường học và nhiều trẻ em không được đến trường. Chính phủ đang nỗ lực đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về giáo dục. Ấn Độ có hơn 100 trường đại học, 3000 trường cao đẳng và 15 viện nghiên cứu khoa học và nghệ thuật.

Danh lam thắng cảnh: Thủ đô New Đê-li, các thành phố: Mum-bai, Kon-ka-ta, các đền thờ, lăng mộ, các cung điện, lâu đài của các tiểu vương, v.v...

Quan hệ quốc tế: Tham gia các tổ chức quốc tế AfDB, AsDB, BIS, ESCAP, IMF, IMO, FAO, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, IMO, Interpol, IOC, ISO, ITU, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WFTU, WHO, WIPO, WMO, WtrO, v.v..

Ngày lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 7/01/2008.

Địa chỉ Đại sứ quán:

Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam:

Địa chỉ: Số 58-60 Trần Hưng Đạo – Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: (84-04) 38244989/90

Fax: (84-04) 38244998

Email: embassyindia@fpt.vn

Tổng Lãnh sự quán Cộng hòa Ấn Độ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 55, Đường Nguyễn ĐÌnh Chiểu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại: 08-38237050

Fax: 08-38237047

E-mail: cgihcmc@hcm.vnn.vn

Website: www.india-consulate.org.vn

Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ:

Địa chỉ: 17 Kautilya Marg, Chanakyapuri, New Delhi, 110021

Điện thoại: +91-11-23018059

Fax: +91-11-23017714/ 23018448

Email: ebsvnin@yahoo.com.vn

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Mum-bai (Ấn Độ):

Địa chỉ: B-306, Oberoi Chambers, New Link Road, Andheri (W) Mumbai 400053

Điện thoại: +91-22-26736688/6732339

Fax: +91-22-26736633

Email: tlsq.mumbai@mofa.gov.vn

Ban Tư liệu - Văn kiện (Nguồn tham khảo: chinhphu.vn; mofa.gov.vn);wikipedia.org

Bài viết liên quan:

Đánh giá của Bạn về bài viết này?

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

đăng ký nhận tin mới