ĐỀN THỜ THIỀU HOA CÔNG CHÚA (ảnh sưu tầm)THIỀU HOA CÔNG CHÚA |
Thời thuôïc Hán, ở động
Lăng Xương thuộc huyện Thanh Châu bên bờ sông Đà có hai ông bà Hoàng Phụ và Đào
Thị Côn sinh được một người con gái mỹ miều, bèn đặt tên là Thiều Hoa. Nguyên
trước khi sinh, bà Côn nằm thấy một nàng thiếu nữ sinh đẹp, xưng là con gái của
Trần Tản Viên xin vào đầu thai, nên đối với Thiều Hoa, ông bà rất mực nâng niu,
chìu chuộng. Nhưng khi Thiều Hoa 16 tuổi thì bố mẹ già yếu rồi lần lượt qua đời.
Thiều Hoa làm tang và an táng cho cha mẹ xong
thì tìm đến ngôi chùa trong vùng, xin xuống tóc đi tu. Đó là chùa Phúc Khánh ở
trang Song Quan, nay là xã Thiều Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Vĩnh Phú. Nhà sư trụ
trì vốn là người có chí lớn, bấy lâu nay nung nấu ý chí đánh đuổi quân xâm lược,
nên đã thu nạp rất nhiều đệ tử, ngày thì đèn nhang tụng niệm, nhưg đêm đến lại
chuyên học tập binh pháp, rèn luyện cung kiếm cùng các môn võ nghệ.
Thấy Thiều Hoa là một cô gái nhanh nhẹn, lại
thông minh khác thường nên nhà sư rất đỗi vui mừng, coi nàng là đệ tử tin cậy
nhất, truyền cho tất cả các bí quyết và thuật pháp cao cường cùng các cách thức
bầy binh, bố trận vô cùng biến hóa.
Khi các đệ tử trưởng thành thì cũng là lúc Hai
Bà Trưng đang dấy nghiệp và hô hào khởi nghĩa, nhà sư bèn giao các đệ tử cho
Thiều Hoa quản lính rồi nhằm hướng Mê Linh để đi ứng nghĩa.
Khi gặp mặt các gái trai tài ba tuấn tú của miền
sông Đà sông Thao, Hai Bà Trưng rất đỗi vui mừng. Lại thử tài, thấy Thiều Hoa
chẳng những võ nghệ cao cường, lại còn tinh thông cả binh pháp nên Hai Bà Trưng
đã phong cho nàng tước hiệu công chúa rồi chho quản lý một đội quan lớn ở mé
trung lộ để cùng đi giết giặc.
Trong chiến trận Thiều Hoa đã lập nhiều chiến
công oanh liệt, đi tới đâu giặc phải tan tác tới đó. Thành Luy Lâu và nhiều
thành khác bị hạ. Đất nước thanh bình, Hai Bà Trưng xưng vương, Thiều Hoa công
chúa đem quân bản bộ trở lại quê hương. Lúc bấy nhờ nhà sư tuổi cao đã viên tịch.
Thiều Hoa vừa trụ trì trong chùa, vừa cùng dân chúng xây dựng mở mang trang ấp
thành một nơi trù phú, tươi đẹp.
Một hôm, giữa lúc trời quang mây tạnh, Thiều
Hoa đang đi dạo chơi ven cánh đồng làng. Tự nhiên, một cơn giông xảy đến bất ngờ.
Trời bỗng tối sầm lại, sấm sét đùng đùng rồi mưa trút xuống như thác.
Một lúc lâu sau, trời đất bỗng sáng bừng trở lại,
nhưng tìm Thiều Hoa thì chẳng thấy đâu. Nhìn lên bầu trời thấy hình bóng của bà
hãy còn rõ nét, và đang bay đi vùn vụt. Rồi một lúc lâu sau hình bóng ấy biến mất
trong không trung ...
Dân chúng ở trang Song Quan vô cùng cảm phục,
lập miếu thờ Thiếu Hoa ở nơi bà đã biết mất. Trên bàn thờ của bà bao giờ cũng
có bày một chiếc mủng nhỏ sơn son thiếp vàng, và trong mủng có đựng mấy mảnh vải,
đủ các màu sắc. Ngày hội làng bao giờ cũng có các trò chơi đá cầu, đánh phết.
Đó là vì xưa nay, bà vẫn hay may vá cho quân sĩ và cùng họ vui chơi sau những
giờ tập luyện.
Sau khi đánh giặc cứu nước xong, Thiều Hoa lại
trở về là con gái của Trần Tản Viên, rồi là mẫu Thượng Ngàn, trông coi 81 cửa rừng,
các nơi núi non hang động và đồi bãi trập trùng ...
Các triều đại trước kia đều có sắc thượng
phong cho Bà.
Đời Hậu Lê gia phong thêm hai chữ Đại Vương.
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa