Bát Nàn Công Chúa
Thời nhà Hán đô hộ,
vùng Phượng Lâu, Đức Bác thuộc huyện Phù Ninh tỉnh Vĩnh Phú ngày nay là một
trang ấp lớn dưới quyền ông Vũ Chất và bà Hoàng Thị Mẫu cai quản. Ngoài công việc
nông trang ông bà còn biết nhiều bài thuốc chữa chạy cho những ai đau yếu bệnh
tật, nên được dân chúng khắp vùng mến phục.
Nàng Thục Nương, con
gái của ông bà, là người tài đức, có võ nghệ cao cường, lại có dung mạo xinh đẹp
tuyệt vời. Đến tuổi trưởng thành Thục Nương hứa hôn với Phạm Danh Hương là một
chàng trai anh tuấn, con của vị huyện trưởng Nam Châu.
Tiếng đồn về tài sắc của
Thục Nương đến tai thái thú Tô Định của quận Giao Chỉ. Y sai bày tiệc rượu rồi
cho mời ông Vũ Chất đến để cầu thân. Ông Vũ Chất từ chối, nói là con gái mình sắp
lấy chồng. Tô Định không tin, liền sai mời cả Phạm Danh Hương cùng đến. Y nói với
ông Vũ: nếu đúng như vậy thì y sẽ đứng ra làm chủ hôn.
Giữa bữa tiệc, Tô Định
ra ám hiệu hất chén rượu, thế là bọn thủ hạ trực sẵn hai bên lập tức xông ra
lôi tuột ông Vũ Chất và Phạm Danh Hương đem giết đi. Sau đó Tô Định cho một
toán quân đến trang Phượng Lâu để bắt Thục Nương đem về dinh.
Nhưng người thân tín
theo ông Vũ Chất vào dinh Tô Định đã nhanh chân chạy về báo trước. Thục Nương
vô cùng căm giận, vội thu xếp cho mẹ và gia quyến đi trước, còn tự mình thì ở lại
chờ giặc.
Khi quân Tô Định tới
nơi, thục Nương múa song kiếm xông ra, tên cầm đầu cùng mấy tên nữa bị giết. Những
tên còn lại hoảng hốt bỏ chạy. Thục nương cũng vội thu xếp tư trang hành lý, rồi
mau chóng lánh mình.
Nàng đi mãi đi mãi ...
xuống phía Nam. Khi tới một ngôi chùa nhỏ ở ấp Tiên La bên bờ sông Thiên Đức,
thuộc địa phận tỉnh Thái Bình ngày nay, thì dừng lại.
Đêm ấy các vị bô lão
trong ấp Tiên La đều nằm mộng thấy thần thành hoàng đến báo có vị thượng nhân ở
nơi khác tới chùa. Sáng hôm sau các vị bô lão kéo đến tập trung trước sân chùa.
Một số người mở cửa vào trong thấy sau ngôi tam bảo có một người con gái đang đứng,
tay cầm song kiếm. Thục Nương lúc ấy nghe có tiếng động tưởng quân Tô Định đến
bao vây, liền đứng vào thế thủ sẳn sàng chiến đấu.
Thấy vậy các vị bô lão
và đân làng vội vàng quỳ xuống, kể lại giấc mộng đêm qua. Thục Nương cảm động
cũng quỳ xuống đáp lễ, rồi thuật lại gia cảnh của mình. Tất cả đân làng đều nhất
tề hãy ở lại làm ăn sinh sống để chờ thời cơ giết giặc, bởi vì sưu cao thuế nặng
và sự dã man tàn bạo của quân thù làm cho ai nấy đều căm giận trong lòng.
Thấy mọi người đồng tâm
đồng ý, lại thấy nơi đây địa hình thuận lợi có thể lập căn cứ được, Thục Nương
đã vui lòng ở lại.
Từ đó Thục Nương trông
coi chùa Tiên La. Nàng xuống tóc đi tu nhưng tâm trí thì lúc nào cũng nấu nung
đến nợ nước trả thù nhà. Vốn là người có võ nghệ cao cường, lại tinh thông nhiều
trận pháp nên Thục Nương bắt tay vào việc tập luyện cho dân làng. Thế là mọi
người lo sắm sửa khí giới, chuẩn bị lương thực và đêm đêm lại tập luyện võ nghệ,
trận pháp. Các làng xung quanh biết tin cũng kéo đến ngày đ êm mỗi đông. Dần ấp
Tiên La trở thành một căn cứ lớn, có mấy ngàn dân binh, được trang bị khí giới
đầy đủ, lại tinh thông võ nghệ và các trận pháp. Thục Nương phất cờ khởi nghĩa,
được dân chúng tôn xưng là Bát Nàn đại tướng quân, đã giao chiến nhiều trận với
giặc và thu được nhiều thắng lợi .
Lúc ấy Hai Bà Trưng đã
dấy binh ở Mê Linh, chuẩn bị đánh thành Luy Lâu, cho sứ giả đi khắp nơi truyền
lệnh khởi nghĩa ...
Khi sứ giả đến Tiên La
thì Bát Nàn tướng quân đã hay tin ở Mê Linh có cuộc khởi nghĩa. Còn đang băn
khoăn đem quân đến Mê Linh hay cứ ở lại độc lập tác chiến thì một đ êm đang ngủ
Bát Nàn mộng thấy một nữ thần xuất hiện, tay cầm lá cờ xan. Nữ thần nói tuân lệnh
ngọc hoàng xuống trao cho bà lá cờ, rồi lại đọc bốn câu thơ:
Nữ binh, nữ tướng
Thiên dĩ định danh
Vật khả độc lập
Sự nãi bất thành
Tạm dịch:
Tướng gái quân gái
Trời đã định danh
Chớ đứng một mình
Việc không thành được
Đọc xong nữ thần biến mất. Bát Nàng tướng quân tỉnh dậy và hiểu
là mình phải quyết định thế nào. Mấy hôm sau có sứ giả đến, Bà sai thù tiếp rồi
ngay sau đó tập hợp binh sĩ tiến về Mê Linh tụ nghĩa.
Thấy Bát Nàng tướng
quân đến Hai Bà Trưng vô cùng mừng rỡ. Đây là một lực lượng hùng mạnh lại dưới
quyền chỉ huy của vị danh tướng tài ba. Sau mấy ngày hội quân, Hai Bà giao cho
Bát Nàn lĩnh đạo quân tiên phong tiến đánh Luy Lâu. quả danh bất hư truyền, mỗi
khi song kiếm của Bát Nàn tướng quân múa tới đâu là đầu giặc rơi tới đó, quân
Hán về sau chỉ vừa trông thấy đã phải bỏ chạy .
Thành Luy Lâu và các
thành khác bị hạ, Hai Bà Trưng xưng vương, phong thêm Bát Nàn tướng quân là
Trinh Thục công chúa, cho hưởng thực ấp và quản lĩnh cả hai nơi là Tiên La
(Thái Bình) và Phượng Lâu (Vĩnh Phú).
Khi Mã Viện kéo quân
sang xâm lược, sau trận Lãng Bạc, Hai Bà Trưng rút về Cẩm Khê, Bát Nàn tướng
quân cũng rút về Tiên La. Tại đây khi thấy tình thế đang lúc khó khăn, bà cho
giải tán lực lượng, ai về nhà ấy làm ăn sinh sống, để chờ thời cơ, còn bà, tự
mình cũng về tu trong chùa cũ.
Tuy vậy, bà và các thủ
lĩnh vẫn thỉnh thoảng gặp gỡ nhau để bàn bạc đại sự.
Quân giặc vẫn ngày đêm
cho lính đi dò la tin tức của bà. Một đêm trăng sáng khi bà đang cùng mọi người
họp mặt thì quân giặc bỗng ở đâu ập tới. Chúng kéo mỗi lúc một đông. Bát Nàn tướng
quân múa song kiếm tử chiến với giặc. Bà tả xung hữu đột, phá vòng vây rồi chạy
tới một gốc cây tùng. Tại đây do vết thương quá nặng nên bà đã gục xuống và
hóa. Đó là lúc rạng sáng ngày 18 tháng 3 âm lịch.
Sau này, mọi người Tiên
La đã lập đền thờ bà ngay tại gốc cây tùng đó và lấy ngày bà tử nạn làm ngày lễ.
Các làng Phượng Lâu, Đức
Bát ở Vĩnh Phú cũng lập đền thờ bà. Các triều đại trước kia đều có sắc thượng
phong cho bà.
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa