Tỉnh An Giang
Khái Quát Tỉnh An Giang
Diện tích: 3.424km2
Dân số:... người.
Tỉnh lị là Thành Phố Long Xuyên.
Gồm có các huyện: thị xã Châu Đốc, huyện An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Châu Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn, Chợ Mới, Châu Thành, Thoại Sơn.Dân tộc gồm có: Việt, Khmer, Chăm và Hoa.An Giang là một tỉnh miền Tây Nam Bộ, bắt đầu từ chỗ sông Mê Kông chảy vào nước ta chia làm đôi.
Có hai mùa rõ
rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Hàng năm An Giang vẫn đón nhận con nước lũ khoảng từ hai tháng rưỡi đến 5 tháng
và hình thành nên vùng nước nổi.
An Giang là
tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng lúa trên 2 triệu tấn. Ngoài cây lúa còn có
trồng bắp, đậu nành và nôi thủy sản nước ngọt như cá tôm …An Giang còn nổi
tiếng với các nghề thủ công truyền thống như lụa Tân Châu, Mắm Châu Đốc… Đặc
biệt là nghề diệt vải thủ công lâu đời của đồng bào Chăm và nghề nuôi cá bè đặc
trưng của vùng sông nước. Thành Phố Long Xuyên nằm trên hữu ngạn sông Hậu, cách
Thành Phố Hồ Chí Minh 189 km được hình thành từ đầu thế kỷ 19.
Là tỉnh có 17
dân tộc sinh sống, đông nhất là người Việt sau đó là người Khmer, người Chăm và
người Hoa. Mỗi dân tộc đều có một nét sinh hoạt văn hoá các lễ hội của mình.
Người Chăm sống chủ yếu ở hai huyện Tân Châu và Phú Tân có các lễ hội như lễ
Rômađol và lễ Hat gi…Người Khmer sống tập trung ở miền núi thuộc hai huyện Tịnh
Biên và Tri Tôn thường tổ chức lễ hội khá nhộn nhịp và vui tươi sau các vụ mùa
như là đua bò, lễ cúng trăng, đua ghe ngo… Tại An Giang có các tôn giáo đạo
Phật, Cao Đài, Công Giáo, Hồi Giáo và Đạo Hòa Hảo.
Lịch Sử Địa Giới Hành Chính Tỉnh An
Giang
An Giang (hiện
nay) là vùng đất được cấu tạo bởi một địa hình khá kỳ thú: vừa đất rộng, sông
dài với nhiều cồn bãi, cù lao giữa hai sông Tiền và sông Hậu (chiếm 30 % diện
tích); vừa là nơi có núi, có rừng, phía bờ tây sông Hậu là vùng bán sơn địa “cò
bay mỏi cánh” (khu tứ giác Long Xuyên, chiếm 69,9% diện tích). Đất đai phì
nhiêu, knh rạch chằng chịt, khí hậu ôn hòa, cộng với cảnh quan đặc trưng; mặc
nhiên An Giang có sức cuốn hút mạnh đối với những ai quyết chí tạo dựng cho
mình và xã hội một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Chính vì lẽ đó mà hiện nay, diện
tích đất tỉnh An Giang là 3.424 km2 thì có đến 92 % là nông thôn; và nếu dân số
đã lên đến trên 2 triệu người thì 83% trong số ấy chuyên sống bằng nông nghiệp.
Trong đó 97% là tộc người Việt, 3% là các dân tộc Hoa, Khmer, Chăm.
Thời nhà Nguyễn
Năm Nhâm Thìn
(1832), tỉnh An Giang chính thức được thành lập. Diện địa buổi đầu của tỉnh An
Giang tương ứng với huyện Vĩnh An thuộc phủ Tân Thành (lệ vào trấn Vĩnh Thanh –
Vĩnh Long). Theo “Gia Định thành thông chí”, huyện Vĩnh An trước là tổng, sau
đổi làm huyện, lãnh hai tổng Vĩnh Trung và Vĩnh Trinh, gồm 81 thôn, phường.
Phía đông giáp huyện Vĩnh Bình (sau thuộc Vĩnh Long), lấy từ ngư câu ngang với
tiểu câu Đồ Bà; rồi đến cửa sông Cái Bồn làm giới hạn; phía tây giáp phủ Nam
Vang (Cao Miên), lấy cửa sông Tiền ngang đến thượng khẩu sông Hậu xuống đến cửa
sông Cái Bồn làm giới hạn; phía Bắc lấy thượng khẩu sông Tiền bao cả những cù
lao Cái Dừng, Bãi Tê, Bãi Tân, Bãi Ngưu, Bãi Long Ẩn, Cai Nga, Tân Phụng, Vĩnh Tòng,
đến bờ phía Nam cửa sông Cái làm giới hạn.
Là một trong 6
tỉnh của Nam kỳ lục tỉnh, An Giang nằm vắt ngang giữa Nam kỳ, cặp theo bờ Tây
hai nhánh Tiền Giang và Hậu Giang suốt từ biên cương đến biển cả, bao gồm nhiều
cù lao trên sông Tiền và sông hậu. Có 3 phủ, 8 huyện.”Đông Tây cách nhau 94
dặm. Nam Bắc cách nhau 150 dặm. Phía đông đến sông Tiền Giang giáp địa giới
huyện Kiến phong, tỉnh Định Tường 48 dặm. Phía Tây đến địa giới 3 huyện Hà
Châu, Long Xuyên, và Kiên Giang, tỉnh Hà Tiên 49 dặm. Phía Nam đến biển 108
dặm. Phía Đông Nam đến địa giới 2 huyện Vĩnh Bình, Tuân Nghĩa, tỉnh Vĩnh Long
196 dặm. Phía Tây Nam đến địa giới tỉnh Hà Tiên 75 dặm. Phía Đông Bắc đến địa
giới tỉnh Định Tường 26 dặm. Phía tây Bắc đến địa giới Cao Miên 44 dặm. Từ tỉnh
lỵ đến kinh 2.300 dặm”. Sách Đại Nam Nhất Thống Chí mô tả như vậy, nhưng không
nói rõ khoảng cách tính bằng dặm là đo theo đường thủy hay đường bộ.
Thời thuộc Pháp
Thực dân Pháp
xóa bỏ Nam Kỳ lục tỉnh và chia ra nhiều tỉnh (hạt) nhỏ. An Giang bị chia làm 3
hạt là Châu Đốc, Sa Đéc và Ba Xuyên. Đến khoảng trước năm 1955, An Giang chia
làm 5 tỉnh nhỏ là Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Cần Thơ, và Sóc Trăng. Về vị
trí, địa bàn của An Giang bao gồm các hạt hoặc tỉnh vừa kể, cơ bản là không có
gì thay đổi, nhưng trên phương diện hành chính, lúc này địa danh An Giang không
còn.
Thời Ngô Đình Diệm
Cho đến năm
1956, do sắc luật số 143/VN ngày 22/10/1956 về việc “Minh Định Địa Giới Toàn
Quốc” (hiểu là từ vĩ tuyến 17 trở vào), Nam Việt chia làm bốn miền Trung nguyên
Trung Phần, Cao nguyên Trung Phần, Đông Nam phần và Tây Nam phần (cũng gọi một
phần Nam Việt cũ). Tỉnh An Giang thuộc “phần” này, và được nhập lại từ hai tỉnh
Long Xuyên v Châu Đốc. Tỉnh lỵ đặt tại châu thành Long Xuyên (nay là thị xã
Long Xuyên). Dân số: 806.337 người; có 9 quận (An Phú, Châu Phú, Châu Thành,
Chợ Mới, Tân Châu, Thốt Nốt, Tịnh Biên, Tri Tôn, Núi Sập), 16 tổng và 92 xã,
503 ấp.
Sau năm 1964
Sau khi Ngô
Đình Diệm bị lật đổ 1963, tỉnh An Giang được chia làm hai tỉnh Châu Đốc và An
Giang (phục hồi tỉnh Châu Đốc; tỉnh An Giang như tỉnh Long Xuyên cũ nhưng giữ
tên An Giang). Như vậy tỉnh An Giang lúc bấy giờ nhỏ lại.
Diện tích
chung: 174.394 mẫu 22 mẫu tây (sic). Có 4 quận (Châu Thành, Chợ Mới, Thốt Nốt
và Huệ Đức), 6 tổng, 38 xã, 254 ấp (tại thời điểm 1967).
Sau năm 1975
Sau ngày miền
Nam hoàn toàn giải phóng, do nghị quyết số 245-NQ/TW ngày 20/09/1975 của Bộ
chính trị ngày 20/12/1975, tỉnh An Giang được lập lại trên cơ sở hợp nhất ”tây
Long Châu Tiền và Long Châu Hậu (tỉnh An Giang cũ, bao gồm cả Long Xuyên, Châu
Đốc, trừ huyện Thốt Nốt)”. Cụ thể gồm các huyện Châu Thành, Thoại Sơn, Chợ Mới,
Phú Tân, Châu Phú, Phú Châu, Tịnh Biên, Tri Tôn và hai thị xã Long Xuyên, Châu
Đốc. Lúc này tỉnh An Giang phình to lên gấp đôi so với trước đó.
Do quyết định
số 300 ngày 23/08/1979 của Hội đồng Bộ trưởng về việc điều chỉnh một số huyện
và thị xã thuộc tỉnh An Giang, huyện Bảy Núi được chia thành hai huyện lấy tên
là huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên, nghĩa là bỏ tên Bảy Núi (mới đặt) phục hồi
lại hai tên gọi cũ như trước. Và ngày 13/11/1991 do quyết định số 373-HĐBT của
Hội đồng Bộ Trưởng, huyện Phú Châu (mới đặt) cũng được chia lại thành 2 huyện
là Tân Châu và An Phú như trước.
Sau năm 1975 An
Giang giao phần đất mà ngày trước gọi là Phong Thạnh Thượng lại cho tỉnh Đồng
Tháp. Các tên gọi tỉnh Long Châu Sa, Long Châu Hà, Long Châu Hậu, Long Châu
Tiền…đều bỏ. Cấp tổng bị xoá hẳn; thực ra chính quyền chế độ cũ đã bỏ cấp này
từ lâu, nhưng vẫn sử dụng vai trò của chánh tổng một cách không chính thức.
Vào thời kỳ
quân quản, sau năm 1975, cấp ấp vẫn được thừa nhận là cấp thấp nhất trong hệ
thống chính quyền (có con dấu tròn, mực đỏ), mãi đến sau này mới bỏ hẳn (nhưng
vẫn xem là cấp ”nhân dân tự quản”).