PHÂN BIỆT ĐÌNH - ĐỀN - CHÙA - MIẾU - PHỦ - BẢN - AM
KIẾN THỨC THUYẾT MINH DU LỊCH
Người Việt Nam mình thường hay đi lễ chùa cầu an. Đình, đền,
chùa, miếu mạo …là những địa điểm thờ cúng trong đời sống văn hóa tâm linh của
người Việt. Nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của các công trình này và chức
năng thờ ai.
đền Kiếp Bạc - thờ đức Thánh Trần - Hải Dương
Đền
miếu Bà Chúa Xứ - Núi Sam - An Giang
Miếu
Chùa
Đình
Đình làng thường được bố trí ở trung tâm làng xã, địa
điểm thoáng đãng nhìn ra sông nước. Trong tiềm thức văn hóa người Việt, đình
làng gắn liền với hình ảnh cây đa, giếng nước, là địa điểm sinh hoạt chung và hồn
vía của làng xã.
phủ Tây Hồ - thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh - Hà Nội
Phủ
Thường là nơi thờ Mẫu – phủ Gầy, phủ Tây Hồ… một số nơi thờ tự (không nhất thiết thờ Mẫu) ở Thanh Hóa cũng gọi đền là phủ. Suy cho cùng phủ là một nơi thờ tự Thánh mẫu khá sầm uất, mang tính chất trung tâm của cả một vùng lớn, vượt ra ngoài phạm vi địa phương, thu hút tín đồ khắp nơi đến hành hương (tương tự như chốn Tổ của sơn môn đạo Phật). Ngôi phủ sớm nhất còn lại hiện biết là điện thờ các thần vũ nhân ở chùa Bút Tháp, có niên đại vào giữa thế kỷ VVII.
Quán
Am
Hiện được coi là một kiến trúc nhà thờ Phật. Gốc của Am được
nghĩ tới từ Trung Quốc, được mô tả như ngôi nhà nhỏ, lợp lá, dùng Làm nơi ở của
con cái chịu tang cha mẹ, về sau đổi kết cấu với mái tròn, lợp lá, làm nơi ở và
nơi đọc sách của văn nhân. Từ đời Đường, Am là nơi tu hành và thờ Phật của ni
cô đặt trong vườn tư gia. Với người Việt, Am là nơi thờ Phật (Hương Hải am tức
Chùa Thầy, Thọ Am tức Chùa Đậu – Hà Tây…) cũng có khi là ngôi miếu nhỏ thờ thần
linh của xóm làng – Vào thế kỷ XV (thời Lê sơ) Am còn là nơi ở tĩnh mịch để đọc
sách làm thơ của văn nhân.
Như vậy, đền, miếu, đình là những công trình kiến trúc xuất
phát ban đầu từ tín ngưỡng thờ cúng dân gian, nơi đây thờ các vị thánh thần
theo truyền thuyết dân gian hoặc những vị anh hùng có công với đất nước, với địa
phương được nhân dân tôn xưng là thánh (Đức Thánh Trần, Thánh Gióng, thành
hoàng làng…). Ở mỗi đơn vị đình, miếu, đền thường chỉ thờ 1 vị thánh thần theo
tín ngưỡng của địa phương (đền Kiếp Bạc thờ Trần Hưng Đạo, miếu thủy thần thờ
thần nước, đình làng thờ Thành hoàng là của mỗi địa phương…).
Chùa là nơi thờ Phật, Bồ Tát cùng những nhân vật trong hệ
phái Phật giáo. Do ảnh hưởng tư tưởng Tam giáo đồng nguyên (Phật giáo, Đạo
giáo, Nho giáo) từ thời nhà Lý nên một số ngôi chùa còn thờ đồng thời cả Phật,
Thái thượng Lão quân và Khổng Tử.
Việc thờ Phật ở chùa, thờ thánh thần ở đình, đền, miếu và tục
thờ cúng tổ tiên của người Việt có điểm chung đó là đều xuất phát từ lòng biết
ơn, thành kính hướng tới những người có công cứu rỗi cho cộng đồng, địa phương,
những người có công tái tạo và dưỡng dục những thế hệ con người. Đó đều là những
hoạt động tâm linh quan trọng trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của người Việt.
Sưu Tầm