MIẾU BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM - AN GIANG - KIẾN THỨC THUYẾT MINH DU LỊCH

 

Miếu Bà Chúa Xứ

Thuộc ấp Vĩnh Tế 1, thị xã Châu Đốc được lập vào thế kỷ 19, lịch sử của chúa Bà có hai truyền thuyết: miếu bà do dân xây dựng để cúng bái vì tin vào sự linh thiêng của bà.

Trong miếu bà Chúa Xứ có một pho tượng bằng đá Sa Thạch cao gần 2m tạc hình một người đang trong tư thế nghĩ ngợi trầm tư. Đó là “bà Chúa Xứ” mà theo truyền tụng dân gian kể lại:

Tượng bà đã có từ rất lâu đời cách đây khoảng 200 năm bà được dân địa phương phát hiện và được khiêng từ trên đỉnh núi Sam bởi chín cô gái đong trinh tắm rửa sạch sẽ (theo lời dạy của Bà). Cũng có ý kiến cho đầu thế kỷ 19 Nguyễn Văn Thoại lãnh lệnh vua đi bình giặc ở biên giới phía Tây. Phu nhân ông ở nhà lo lắng ngày đêm khấn nguyện để ông bình yên trở về nếu được vậy bà lập miếu tạ ơn, vì vùng này vốn là rừng thiêng nước độc lắm dã thú, ai đi khó về. Nguyện ước đạt được ông đã trở về khi nghe bà bày tỏ ý nguyện, ông rất cảm động và nhớ lại những nguy hiểm mà ông đã đi qua. Ông liền cho xây dựng miếu để tạ ơn và thỉnh tượng bà từ trên núi về thờ.

Nhà khảo cổ học người Pháp Malleret là người đã phát hiện ra di chỉ văn hóa Óc Eo (vùng Ba Thê núi sập). Năm 1941, sau khi nghiên cứu tượng Bà đã xác định đây là một pho tượng thần Visnu (một trong ba vị thần BàLaMôn giáo) được tạo vào khoảng thế kỷ thứ 6 đầu thế kỷ 7 sau công nguyên. Như vậy có thể nói rằng tượng Bà là một pho tượng đàn ông của người Khmer bỏ bên sườn núi Sam. Người Việt đưa tượng vào miếu tô điểm lại thành phụ nữ.

Do ảnh hưởng phật giáo, lão giáo cùng tín ngưỡng thờ mẫu của dân gian mà bà Chúa Xứ trở thành một dạng như “phật bà Quan Âm” và được tôn thờ thành kính. Có rất nhiều huyền thoại về sự linh thêng của Bà, trong miếu còn treo hai câu liễng đối nói về việc ban phúc, giáng hoạ của Bà:

“ Cầu tất ứng, thi tất linh, mộng trung chỉ thị
Xiêm khả kính, thanh khả mộ, ý ngoại nan lượng”

 

Miếu bà Chúa Xứ kiến trúc theo kiểu chữ quốc, có bốn mái hình vuông, nóc lợp bằng ngói ống màu xanh, nhà để tượng trưng cũng có bốn mái hình vuông, trong miếu thờ tượng bà chúa được tọa lạc bằng đá xanh có giá trị nghệ thuật cao. Tượng tạc vào thế kỷ VI theo mô phỏng tượng thần Vitnu thường có ở các nước Lào, Campuchia, Ấn Độ, Hội Chùa Chúa xứ được tổ chức rất lớn hàng năm vào các ngày từ 23 đến 26 tháng 4 âm lịch hàng năm. Hàng vạn người đổ về đây dự lễ tắm tượng bà, lễ dâng hương cầu phúc lành…


Miếu bà Chúa Xứ lúc đầu khoảng năm 1825 được dựng bằng tre lá sau đó được trùng tu nhiều đợt để trở thành một kiến trúc của phương đông khá đẹp: mái cong lợp bằng ngói xanh, tường bằng gỗ quý, chạm trổ công phu. Trên bậc thềm là hai con sư tử đá ngồi chầu, toà miếu ấy nằm trên vùng đất trũng quay lưng lên đường và dựa vào chân núi Sam ở hướng đông bắc, toàn cảnh núi Sam cũng góp phần tạo thêm khí thiêng cho miếu và làm cho không khí ngày hội nơi đây thêm huyền ảo cao khoảng 230m và chu vi chân núi khoảng 300m núi Sam trông giống hình con sam và ngày xưa từng là hòn đảo nhỏ trên biển (lúc biển còn bao phủ toàn vùng) rất nhiều sam bám vào đây sinh sôi nên nó có tên chữ học lãnh hơn (nghĩa là núi con sam) tọa lạc tại làng Vĩnh Tế thị xã Châu Đốc.


Có người hỏi tượng Bà làm bằng đá gì? Có rất nhiều giả thuyết về điều bí ẩn này, có tác giả gọi là đá “Sa Thạch”, người khác gọi là đá “Son”, người khác gọi là đá “Xanh”. Nhưng những tên gọi ấy không kèm được chứng minh nào cả.

Nhưng theo một nghiên cứu và có kết luận chính xác, tượng bà được tạc bằng một loại Nham Thạch có tên gọi là Diệp Thạch. Loại Nham Thạch này hình thành từ các hố đại dương, nên có cấu tạo nhuyễn hạt.

Lễ Hội Bà Chúa Xứ

 Hiện nay, lễ hội Bà Chúa Xứ là 1 trong 115 lễ hội quốc gia.

Diễn ra vào ngày 24-4 âm lịch hàng năm, bao gồm các lễ:

Lễ Mộc Dục (lễ tắm bà) diễn ra vào 12h khuya ngày 23-4, một tấm màn giăng ngang che kín tượng bà và hai phụ nữ được lựa chọn trước để vào tắm và thay y phục, phía ngoài là hàng trăm người đang quỳ làm lễ tay mỗi người đều cầm bông huệ trắng, nước tắm cho bà được nấu với quế và hương hoa sau khi tắm bà xong sẽ được phân phát cho khách trảy hội uống lấy phước đến nay hiện tượng này không còn nữa. Cũng vậy bộ y phục cũ của bà sẽ được cắt thành từng mảnh nhỏ phân phát cho mọi người để làm một thứ bùa hộ mệnh quý giá.

Lễ Túc Yết: Ngày 25 tháng 4 âm lịch 4 giờ chiều lễ thỉnh sắc phong cho bà rước từ lăng Thoại Ngọc Hầu về miếu Bà. Đoàn người rước được sắp xếp theo thứ tự với nghi trượng nghi vật rình rang và có đốt pháo múa lân. 12 giờ khuya lễ yết mời bà về dự lễ tiếp theo là lễ xây chầu (hát bội) với các nghi thức sau: trước hết chánh bái (người chủ trì cuộc lễ) dâng theo (tượng trưng bằng một đĩa huyết và một ít lông heo), sau đó dâng hương và rượu rồi đọc văn tế cuối cùng tiếp hai tuần rượu một tuần trà – tiếp theo chánh bái ca công (đại điện đoàn hát bội) bước vào làm lễ tay cầm nhánh dương vừa rải nước vừa đọc:

“Nhất sái thiên thanh
Nhị sái địa minh
Tam sái nhân trường
Tứ sái qủy diệt hình”

 

Sau cùng là Lễ Xây Chầu. Ông Chánh Bái ca công niệm hương rồi nhúng cành dương vào tô nước vừa rải vừa đọc bài bái tế. Đọc xong ông đánh ba hồi trống và hô to: ca công tiếp giá. Lập tức chiêng trống nổi lên đoàn hát bội bắt đầu phục vụ.

Lễ Chánh Tế tiến hành lúc 4h sáng 27/4 âl, các nghi thức và vật phẩm cũng giống như túc yết, chiều ngày 27 vào lúc 6h ban quản trị tổ chức lễ hồi sắc để đưa linh vị trở về lăng miếu, chấm dứt các nghi thức “vía Bà”.

Miếu bà Chúa Xứ qua nhiều lần trùng tu ngày nay xứng đáng là một di tích nằm trong một thắng cảnh mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế hàng ngày không ngớt khách hành hương trong và ngoài nước lui tới viếng, là niềm tự hào cho dân bản xứ.

Yếu tố độc đáo ấy còn chi phối toàn bộ suy nghĩ của chúng ta về những truyền thuyết quanh sự hiện diện của bà.

Lễ Vía Bà hằng năm thu hút rất đông khách thập phương. Đến với lễ hội họ vừa được tham dự lễ hội dân gian phong phú để xin cầu tài cầu lộc, gia đình đầm ấm; Tại đây còn có tục “vay tiền bà” vẫn còn, nên hiện nay mỗi năm tiền khoảng 10tỉ/năm; thì tiền này sẽ được dùng vào việc xây dựng, tôn tạo kiến trúc; hoặc là mở đường từ thị xã Châu Đốc vào đây. Có người nói đùa: Bà là người phụ nữ kinh doanh giỏi nhất ở Nam Bộ.

Đồng thời họ có dịp để du ngoạn, chiêm ngưỡng cảnh trí thiên nhiên ở An Giang.

Diễn tiến lễ hội: ngày 24 tháng 4 âm lịch đúng 12 giờ khuya tiến hành lam lễ mộc dục (lễ tắm bà).


Bài viết liên quan:

Đánh giá của Bạn về bài viết này?

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

đăng ký nhận tin mới