Kênh Vĩnh Tế
Một
trong những nét đặc trưng của miền Tây Nam Bộ là hệ thống kênh đào, tạo thuận
lợi cho giao thông và tưới tiêu cho cánh đồng là vườn cây. Trong số các con
kênh đào ấy, đặc biệt có con kênh mang tên người phụ nữ vào đầu thế kỷ 19, đó
là kênh Vĩnh Tế, chạy dọc theo biên giới Việt Nam – Campuchia. Khởi công đào
năm 1819 và hoàn thành 1825. Trong 6 năm đào kênh có lúc phải ngưng trệ vì công
việc đào kênh rất vất vả. Có đoạn dễ đào vì nhằm nơi đất ruộng, nhưng có lúc
đất cứng có đá, sát chân núi. Mùa nắng phải ngưng vì thiếu nước cho dân phu. Sử
liệu ghi rằng: “Để cho đoàn kênh được thẳng, ông đã cho đốt đuốc trên những cây
xào dài vào ban đêm. Những cây sào lửa ấy là những cây cọc tiêu dễ nham đường
kênh cho ngay thẳng“ .
Để
đào kênh này, Thoại Ngọc Hầu đã huy động một lực lượng rất lớn, có lúc lên đến
55.000 người. Theo dân gian kể lại khó khăn khi đào con kênh này, dân phu lớp
vì chết vì bệnh, lớp thì trốn về dọc đường bị cá sấu ăn. Có lúc ông quá đau
buồn vì bỏ dở công việc. Thấy vậy, Bà Châu Thị Tế một mặt ra sức động viên
chồng, mặt khác khuyến khích những người mẹ, người vợ của các dân phu khích lệ
chồng, con họ theo trong việc đào kênh. Chính vì công sức đóng góp của bà, vua
Minh Mạng đã ban chiếu lấy tên bà đặt cho kênh là Vĩnh Tế. Ngôi làng dưới chân
núi Sam là làng Vĩnh Tế.
Kênh Vĩnh Tế và kênh Thoại Hà sau khi đào xong đã làm thay đổi hẳn đời sống của người dân vùng Tứ Giác Long Xuyên. Kênh là phương tiện giao thông thuận lợi, vừa là hệ thống tưới tiêu, xả phèn cho đồng ruộng. Không chỉ có giá trị về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt quân sự. Kênh Vĩnh Tế cũng chính là đường biên giới bằng nước đã được đóng cọc nhiều lần trong cuộc giao tranh.
Vua
Gia Long còn nhằm mục đích đưa quân từ Hậu Giang ra vịnh Xiêm La thật nhanh để
giữ Kiên Giang và Hà Tiên ngừa quân Xiêm đến thình lình. Kênh Vĩnh Tế là thành
quả to lớn của nhà Nguyễn được ghi lại hình ảnh trên cao đỉnh – một trong những
Cửu Đỉnh danh tiếng của triều Nguyễn.