Vị trí: Di tích núi Sam thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu
Đốc, tỉnh An Giang.
Đặc
điểm: Núi Sam không chỉ là cảnh đẹp thiên nhiên mà còn gắn liền với nhiều di
tích lịch sử đã khắc sâu vào tâm linh người dân đồng bằng Nam Bộ.
Núi
Sam cách thị xã Châu Đốc 5 km, là ngọn núi đầu tiên của dãy Thất Sơn, núi cao
284m. Núi có hình giống như con Sam nên gọi là núi Sam, núi còn có tên chữ là
Lãnh Học Sơn. Nhưng một số người khác cho rằng: Cách đây hàng triệu năm vùng
đất này bị ngập chìm trong nước biển, khi ấy núi Sam là một hòn đảo, xung quanh
có rất nhiều con Sam sinh sống. Sau quá trình kiến tạo địa chất hàng triệu năm
và nước rút đi, hòn đảo này biến thành núi và gần với đất liền. Từ đó gọi là
núi Sam.
Núi
Sam cùng núi Bảy là những cao điểm án ngữ biên giới Cam-pu-chia lập thành một
hệ thống phòng thủ biên giới Tây Nam của Tổ quốc.
Núi
thấp có nhiều đường mòn, nhiều ngả lên xuống, ít cây cổ thụ. Theo truyền
thuyết, núi có nhiều linh hiển, nên có nhiều chùa thờ Phật đã dựng lên tại đây
gần 2 thế kỷ. Đồng bào khắp nơi hành hương về đây cúng lễ rất đông. Có đến 200
ngôi đền, chùa, am, miếu nằm rải rác ở chân núi, sườn núi và cả trên đỉnh. Trên
đỉnh núi có một pháo đài cũ do Pháp xây dựng.
Đặc
biệt dưới chân núi còn có Lăng Thoại Ngọc Hầu tức Nguyễn Văn Thoại, một tướng
triều Nguyễn có nhiều công đức với nhân dân địa phương trong việc tổ chức đào
các con kênh quan trọng trong tỉnh An Giang: kênh Vĩnh Tế dài 90km nối sông Hậu
đến Hương Thành (Hà Tiên) để đổ ra vịnh Thái Lan; kênh Chỉnh An nối sông Hậu
qua sông Tiền; đắp lộ lớn Châu Đốc – Long Xuyên. Tất cả những công trình quan
trọng ấy đều hoàn tất trước khi thực dân Pháp xâm lược Nam Kỳ (1858).
Chùa Tây An
Chùa
Tây An toạ lạc tại ngã ba núi Sam thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, tỉnh An
Giang, cách thị xã Châu Đốc khoảng 5 km.
Chùa
Tây An mang dáng dấp của những ngôi chùa Ấn Độ, có kiến trúc hài hòa với cảnh
trí thiên nhiên, tạo một vẻ đẹp lộng lẫy.
Chùa
Tây An nằm trong quần thể kiến trúc của Miếu Bà Chúa Xứ. Chùa Tây An do một vị
quan triều Nguyễn đời Minh Mạng (1820) là tổng đốc Nguyễn Nhật An xây dựng theo
lời nguyện của ông khi được triều đình phái đi Cao Miên. Theo lời nguyện này,
nếu ông đi thành công, khi về sẽ dựng ngội chùa thờ Phật tại chân núi Sam. Cất
chùa xong bằng tre, ông thỉnh vị hòa thượng đầu tiên là Nguyễn Văn Giác, pháp
hiệu là Hải Tịnh đến trụ trì. Năm Thiệu Trị thứ 7 (1847), chùa lại thỉnh thêm
một vị hoà thượng nữa tên là Đoàn Minh Huyền, Pháp hiệu là Phap Tạng đến trụ
trì. Vị hòa thượng này ngoài việc tu hành còn có tài làm thuốc trị bệnh cho
nhân nhân rất hiệu quả nên sau khi ông mất, đồng bào đã suy tôn ông là Phật
Thầy Tây An và danh hiệu này vẫn gọi đến ngày nay. Kể từ đời ngài Đoàn Minh
Huyền (Phật Thầy Tây An) trụ trì tới nay đã trải qua 7 đời truyền thừa và đã
được trùng tu nhiều lần.
Đến
năm 1958, hoà thượng Thích Bửu Thọ đứng ra vận động góp tiền xây dựng lại ba
ngôi cổ lầu, mặt chính của chùa và sữa chữa lại ngôi chính điện tạo nét kiến
trúc phương Tây kết hợp với kiến trúc Á Đông.
Chùa
được xây bằng gạch, xi măng và lợp ngói, nguy nga với ba ngôi lầu nóc tròn hình
củ hành theo kiến trúc kiểu Ấn-Hồi, màu sắc rực rỡ nhưng hài hoà, nổi bật trên
vách núi xanh thẩm.
Chánh
điện chùa cao 18m, thờ phật Thích Ca, còn hai bên là lầu chuông và lầu trống.
Trước chùa có 3 vọng cửa: cửa giữa tam quan thờ Phật Quan Am, 2 cửa 2 bên có 2
bảng đề “Tây An cổ tự”, bên trong cửa tam quan là sân chùa có một cột phướn cao
16m. Vòm chánh điện đắp nổi hình rắn hổ mang 7 đầu. Sân chùa có hai tượng bạch
tượng và hắc tượng bằng xi măng lớn như thật: con trắng 6 ngà, con đen 2 ngà,
vai có đắp nổi hai vị thần tiên ngồi bên trên mặt trăng lưỡi liềm. Đặc biệt
tượng hòa thượng Thích Bửu Thọ được tạc ngồi bên bàn viết như người thật. Chùa theo
phái đại thừa, có khoảng 11.270 pho tượng Phật lớn, nhỏ bằng gỗ. Chùa có nhiều
câu đối hoành phi do các nghệ nhân ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX chạm trổ công phu.
Ngày rằm tháng giêng, rằm tháng 7 và tháng 10 âm lịch là ngày nhân dân đến cúng
lễ đông nhất.