DÂN TỘC CHĂM Ở AN GIANG
Hầu như toàn bộ
dân cư người Chăm An Giang là tín đồ Hồi Giáo khác với người Chăm ở miền Trung
số đông theo Bà La Môn giáo hay đạo Ba Ni (tức Hồi Giáo cũ). Thế kỷ 18 người
Chăm ở Thuận Hải di cư lên Cam-pu-chia, Thái Lan để chống lại sự đàn áp của
triều đình nhà Nguyễn. Ở Thái Lan, Cam-pu-chia họ lại bị chính quyền phong kiến
đàn áp nặng nề hơn nên phải tìm đến vùng Đồng Bằng sông Cửu Long sinh sống.
Thực hiện chính sách “phên dậu” dùng người dân tộc ít người để che chở cho các
đồn cũ biên phòng. Chính quyền nhà Nguyễn đã định cư người Chăm ở vùng đất cù
lao đối diện với khu đồn trú Châu Đốc (thị xã Châu Đốc) để bảo vệ vùng nội địa.
Cấu trúc gia
đình và dòng họ người Chăm được thành lập theo phía bên cha. Khác với người
Chăm ở Thuận Hải, người Chăm ở Đồng Bằng sông Cửu Long đặt tên cho con kèm theo
tên cha của đứa bé và đặt tên cho đứa bé gái kèm theo tên mẹ.
Nội hôn theo
dòng cha là đặc điểm cấu trúc hôn nhân của người Chăm ở đồng bằng sông Cửu Long
và khác với cấu trúc ngoại hôn ở người Chăm Thuận Hải. Chế độ đa thê được luật
Hồi Giáo cho phép (tối đa 4 vợ) song thực tế chỉ có người giàu mới lấy được
nhiều vợ. Gia đình một vợ một chồng là cấu trúc gia đình thực tế ở đồng bằng
sông Cửu Long. Tuổi hôn nhân thường từ 18-20 đối với nam và 17-18 đối với nữ.
Hiện tượng hôn nhân hỗn hợp Chăm Việt diễn ra tương đối phổ biến thường là
chồng Chăm vợ Việt người vợ phải cư trú bên chồng và chấp nhận phong tục luật
lệ Hồi giáo. Ở thành phố Hồ Chí Minh có trường hợp chồng Việt vợ Chăm v sau khi
cưới người vợ Chăm về cư trú trong khu người Việt theo phong tục người Việt.
Con trai Chăm (Châu Đốc) đi cưới vợ chứ không phải như ở Thuận Hải con gái Chăm
đi cưới chồng. Tục ở rể còn duy trì người con trai phải về bên nhà vợ 3 năm
liền ở thành phố Hồ Chí Minh tục lệ này được rút xuống 3 ngày đêm sau đó vợ
chồng có thể tự do ở bên chồng hoặc bên vợ hoặc ra ở riêng. Trong gia đình
người chồng giữ vai trò chính trong các hoạt động kinh tế, họ làm chài lưới,
làm ruộng, lo nguyên liệu dệt, người đàn bà lo việc bếp núc nhà cửa, trông nom
con cái và dệt vải. Đó là một nghề thiêng liêng của họ hầu như nhà nào cũng có
khung dệt vải. Theo luật Hồi Giáo người con gái không được thừa kế tài sản cha
mẹ nhưng thực tế ở Đồng Bằng sông Cửu Long người con gái vẫn được quyền thừa kế
nhưng phần chia ít hơn của người con trai trong gia đình.
Ngày thứ sáu
hàng tuần mọi người đàn ông và con trai tắm rửa ăn mặc sạch sẽ để đến giáo
đường làm lễ. Sau buổi lễ họ hội họp lại tại một nhà rạp lớn gọi là Palây để
bàn tính công việc chung của cộng đồng. Hiện khu vực An Giang có khoảng 11.000
người, khu vực Thuận Hải có khoảng 42.000 người. Về cơ bản tiếng nói người Chăm
ở hai vùng này giống nhau chỉ khác nhau ở những từ có liên quan đến tôn giáo,
chữ viết. Người Chăm An Giang dùng hệ thống chữ Ả Rập còn người Chăm Thuận Hải
thì dùng hệ thống chữ Chăm cổ (một biến thể của chữ Phạn Cổ). Người Chăm Châu
Đốc rất thích nghệ thuật, kể chuyện cổ tích mang tính chất dân gian lãng mạn,
trữ tình của tình yêu trai gái hoặc mang tính chất đạo Islam. Những bài vè, bài
hát với làn điệu độc đáo…
LỄ ROYA IDIL ADHA
Cùng với cộng
đồng người Chăm theo đạo Bà La Môn, người Chăm ở An Giang theo đạo hồi cũng có
một hệ thống lễ hội riêng. Lễ Roya Idil Adha tổ chức từ ngày 7-10 tháng 12 hồi
lịch, tương đương với các ngày thượng tuần tháng 6 dương lịch được coi như lễ
tết truyền thống, gắn liền với việc hành hương đến thánh địa Mecca. Đây là dịp
để mọi người trở về sum họp với gia đình, thăm hỏi vui chơi cùng bà con trong
làng hay khu vực cùng nhau tiễn năm cũ đón năm mới, trong gia đình phụ nữ trổ
tài nội trợ, nam giới ăn mặc tươm tất đến thánh đường. Vào ngày 10-12 hồi lịch,
các gia đình người Chăm khá giả tổ chức lễ hiến sinh một con bò thay vì làm lễ
một con cừu theo tục lệ. Tục “hiến sinh” vào mùa hành hương để biểu lộ đức tin
tuyệt đối vào thượng đế Allah, khuyên nhủ mọi người thực hiện tốt đức tin và
làm trọn vẹn 5 bổn phận căn bản của mình để được Allah cứu giúp, thịt của con
vật hiến sinh được chia đều cho các gia đình để biểu thị tình tương thân tương
ái. Sau phần hành lễ, các cộng đồng người Chăm tổ chức vui chơi sinh hoạt văn
hóa, thể thao như ca hát, đua ghe, thi đấu bóng đá.
LỄ HỘI CHUYỂN MÙA
Rica Nưkar
(Rija Nưgar – đọc là Richà Nưn Cằn) là một trong những lễ hội truyền thống của
người Chăm và được tổ chức vào đầu năm. Lễ hội Rica Nưkar còn là một trong
những lễ hội chung cho người Chăm (cả Chăm Bàlamôn và Chăm Bàni) và mang tính
khu vực, toàn vùng. Ngay cái tên của lễ hội đã phần nào nói lên tính chất rộng
và chung của lễ hội: Nưkar có nghĩa là xứ sở, là đất nước… Không chỉ rộng và
chung, cái tên Nưkar, qua nghĩa mang tính địa lý, chừng nào cũng cho thấy đây
là một lễ hội truyền thống xưa mang tính toàn cộng đồng của người Chăm chứ
không thể là một lễ hội mới được nhập vào từ bên ngoài cách đây vài thế kỷ.
Đúng là chữ
Rica có thể là Chà Và hay Java như không ít người Chăm tin và không ít những
nhà nghiên cứu cho là như vậy. Còn những tác giả từ điển Chàm – Việt – Pháp thì
giải thích thuật ngữ Rica (đọc là Rijà) hay Raca (đọc là Raja) là lễ múa, giải
thích thuật ngữ ghép Rica Nưkar hay Rica Nưkar là lễ múa tống ôn đầu tháng
giêng Chăm.
Đúng là Rica
Nưkar là lễ hội đầu năm, là lễ tống ôn, là lễ hội chung cho người Chăm thuộc cả
hai đạo Bà La Môn và Bà Ni, là lễ hội có múa. Thế nhưng thực chất cũng như
nguồn gốc của lễ hội này là gì và như thế nào thì cho đến nay chưa một nhà khoa
học nào đặt thành vấn đề và phân tích vấn đề cho thật sự khoa học. Các tác giả
cuốn “Người Chăm ở Thuận Hải” và cuốn “văn hóa Chăm” đều chỉ dành vẻn vẹn đúng
có một trang để giới thiệu qua lễ hội Rica Nưkar của người Chăm. Các tác giả
của các công trình kể trên đều cho rằng Rica Nưkar là lễ cầu xin Thần Mẹ xứ sở
và các vị thần linh giúp cho người Chăm tránh được những điều xấu xa, xui xẻo
trong năm cũ như ốm đau, hạn hán, sâu bệnh, chuột bọ phá hoại mùa màng… cầu xin
những điều tốt lành như sức khỏe và sự bình yên cho xóm làng và mưa thuận gió
hòa, cây cối tốt tươi… Đúng, chức năng của Rica Nưkar có là như vậy, nhưng khái
quát như vậy thì quá chung, và chính vì vậy nên cũng chưa thật đúng. Rica Nưcar
trước hết là nghi lễ chuyển mùa và có ý nghĩa đối với công việc canh tác khá
đặc trưng của người Chăm ở một vùng đất cũng rất đặc biệt trên đất nước ta.
Rica Nưcar là sản phẩm của vùng đất Ninh Thuận-Bình Thuận và của những người
Chăm sống và làm nông nghiệp ở đây.
Mặc dù cũng như
nhiều vùng khác trên đất Việt Nam là cùng nằm trong vùng khí hậu Á Châu gió
mùa, nhưng một số đặc điểm của địa thế đã khiến cho vùng Ninh Thuận-Bình Thuận
trở thành vùng khô hạn nhất nước ta. Nhìn chung, theo các nhà khoa học, chính
hệ thống gió mùa này đã ấn định 2 mùa rõ rệt tại Việt Nam. Từ tháng 10 đến
tháng 4 (mỗi mùa chỉ kéo dài 2 tháng): mùa xuân (vasanta), mùa hạ (giusma), mùa
mưa (varsa), mùa thu (sharat), mùa đông (hemanta) và mùa lạnh (sisira).
1. Trong khi đó
lịch của Chăm chỉ có 3 mùa: Păl Kabo (mùa có tiếng sấm đầu tiên rền buổi đầu
năm), từ tháng 1 đến tháng 4 Chăm (tức từ tháng 4 và 5 đến tháng 7 và 8 dương
lịch) và là mùa gieo hạt.
2. Păl Halim
Hacan (mùa mưa gió) từ tháng 5 đến tháng 9 Chăm (từ tháng 8 và 9 đến tháng 12
và 1 dương lịch) và là mùa nước lớn vì lúc này nước lũ từ trên vùng núi chảy
xuống nhiều.
3. Păl
Pinh-Piang (mùa nóng nực, mùa trơ trụi) từ tháng 10 đến tháng 12 (tức từ tháng
1 và 2 đến tháng 3 và 4 dương lịch) và là mùa gặt hái đã xong, ruộng đất còn
trơ gốc rạ; trời nóng cây cỏ không mọc nổi thậm chí bị cháy xém đi; vì thế mùa
này còn được gọi là mùa nắng.
Như vậy là,
Rica Nưkar của người Chăm là lễ hội của tháng đầu năm, của những ngày đầu của
tháng đầu năm. Rica Nưkar xét về thực chất cũng như nguồn gốc là lễ hội của cư
dân làm nông nghiệp, nghĩa là lễ hội để chuẩn bị đón và bước vào một năm mới.
Ngay tên gọi của mùa đầu tiên trong năm: « Mùa có tiếng sấm đầu năm » đã phần
nào nói lên tính chất nông lịch của lễ Rica Nưkar. Và sau lễ đầu năm này người
Chăm bắt đầu bắt tay vào gieo trồng.
Theo điều tra
của cc nhà khoa học, ở những nơi có ruộng 2 vụ, vụ đầu thường gieo cấy vào
khoảng tháng 2, tháng 3 Chăm lịch (tháng 5 và 6 dương lịch), nghĩa là sau khi
sao Rua xuất hiện vào dịp đầu năm của người Chăm và người Chăm dựa vào sự xuất
hiện của sao Rua để điều chỉnh lịch của mình. Sau lễ hội Rica Nưkar, khắp nơi,
khắp chốn trong vùng cư trú của người Chăm, đất trời, thiên nhiên và con người
như sôi động lên để vào vụ làm ăn, như những câu ca dao của người Chăm mô tả:
Hoặc:
Hay:
Và, điều lý thú
nữa là, trước lễ Rica Nưkar ít ngày, vào ngày thứ ba tuần đầu tiên của lịch
Chăm (lễ Rica Nưkar thường vào ngày thứ năm thứ sáu đầu tuần) hàng năm, người
Chăm làm lễ Pơh băng yang (lễ khai mương đắp đập) để xin thần linh chứng giám
cho công việc đồng áng trong năm mới. Lễ này được cúng ở các tháp hoặc các đền
thờ.
Mục đích của
Pơh băng yang là xin thần linh cho phép dân làng được phép khai kênh đắp đập,
chuẩn bị cho vụ sản xuất mới và cầu xin cho mưa gió thuận hoà cây cối mùa màng
tươi tốt. Tính chất nông nghiệp của Pơh băng yang có thể được minh họa bằng một
chi tiết của nghi lễ này tại đền thờ nữ thần Pô Nưkar (Pô Nưgar) thôn Hữu Đức,
xã Phước Hiếu, huỵên Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Nghi lễ do ông Hamua ia
(người chuyên làm lễ nghi gắn với nông nghiệp) tiến hành. Lễ vật dâng các thần
linh gồm có một con dê, 5 mm cơm, 1 khay trầu rượu và vật thiêng hay đồ thờ của
đền- cây nõ nường làm bằng gỗ trầm. Trong khi làm lễ, ông thầy Hamua ia nhảy
múa, nhún nhảy với cây nỏ nường thể hiện hệ tính giao-hành động mang tính phồn
thực với ý nghĩa tạo ra mọi sự sống.
Sau lễ Rica
Nưkar (Rija Nưgar), thời tiết bắt đầu chuyển: đã bắt đầu vọng lên tiếng sấm đầu
năm và đã bắt đầu lác đác cĩ những trận mua nhỏ. Những trận mưa đầu năm ở vùng
Ninh-Bình Thụân có ý nghĩa gần giống như những trận « mưa tháng ba là hoa đất »
của ngườii Việt ở các tỉnh miền Bắc. Thế nhưng mọi điều của sự chuyển mùa với
cái mốc cuối cùng là sao Rua hay Tua Rua xuất hiện còn kéo dài cho đến khi ngôi
sao này nở xong. Và khi sao Rua nở xong thì mùa mưa thật sự đến chứ còn trong
khi sao này nở thì cũng gần như câu tục ngữ của người Việt « Tua Rua mọc: vàng cây,
héo lá; Tua Rua lăn: chết cá, chết tôm ». Thông thường, sao Rua xuất hiện vào
trong tháng tư lịch Chăm. Và để đón mùa mưa vào thượng tuần tháng tư (lịch
Chăm), người Chăm tổ chức một nghi lễ nông nghiệp lớn: Yôr Yang nghĩa là lễ cầu
đảo.
Sở dĩ người Chăm
làm lễ Yôr Yang vào đầu tháng 4 vì họ tin rằng vào quãng thời gian này các sao
Tua Rua, sao Cày, và sao Thần nông đã « nở » hết và từ thời điểm này trở đi có
thể cày cấy được rồi. Và nghi lễ cầu mưa này được tổ chức ở 4 địa điểm là tháp
Pô Ramê, đền thờ Pô Inư Nưkar, tháp Pô Klong Kirai và tháp Pô Dầm vào 2 ngày
gần cuối của thượng tuần trăng tháng 4, kéo dài từ khoảng 7giờ tối hôm trước
đến khoảng 2 giờ chiều ngày hôm sau. Chủ lễ một địa điểm trên là 1 vị sư cả (Pô
sah) cùng với sự tham gia của thầy Coke (ôn kadhar), ông từ (Chamnưmey), ông
bóng (Ông Ing), và bóng (Muk Pajau)…
Như nhiều nghi
lễ được tổ chức tại các đền tháp, lễ Yôr Yang bao giờ cũng bắt đầu bằng nghi lễ
mở cửa các đền tháp rồi đến lễ tẩy uế khu vực đền tháp và sau đấy là dâng đồ
cúng gồm hương, hoa, cam, rượu, chè, xôi, trái cây… Chỉ sau khi làm xong ba lễ
thức ít nhiều mang tính chung mới đến nghi lễ đặc trưng cũng là nghi lễ quan
trọng nhất của Yôr Yang: lễ Pô Yang Apui (tế thần lửa) tại Thang Chuh Yang Apui
(nhà của thần lửa). Chủ trì lễ này cũng vẫn là ông cả sư (Pô Sah). Ông đọc
những lời kinh mang tính chất phù chú từ cuốn sách bằng lá buôn rồi múa bằng
các đạo cụ cầm tay như chiếc vòng, cái ấm đồng và thanh gỗ chạm khắc thành hình
chiếc thuyền rồng. Những lễ vật dâng lên thần lửa, ngoài các đồ ăn thức uống,
còn có một bó củi và một bó cỏ tranh. Trong khi thầy cả sư khấn tế, múa thì
thầy Kadhor tấu hát thánh ca, còn mọi người thì dâng lễ vật khấn vái cầu xin.
Để tiến hành nghi lễ, người ta đốt lửa tại tháp lửa (nơi có kiến trúc này) hay
ở khu đông bắc của đền hoặc tháp (nơi không có tháp lửa). Người Chăm quan niệm
rằng, đốt lửa để khói bay lên tạo thành mây thành mưa.
Sau lễ cúng tế
thần lửa, ở một số nơi, như tại đền thờ Pô Inư Nưkar ở Hữu Đức, ông thầy Hmu Ia
(thầy cúng ở các lễ thức nông nghiệp) làm lễ hạ điền. Ông thầy Hamua Ia (thầy
cúng ở các lễ thức nông nghiệp) làm lễ hạ điền. Ông thầy cúng Nuk Doa Olăk (bà
dâng rượu) đưa một đôi trâu ra ruộng. Tại ruộng, ông Hamua ia cày ba đường
tượng trưng, sau đó bà Muk Doa Olăk đưa cho ông một ít hạt giống để ông gieo
tượng trưng.
Như vậy là qua
phân tích lịch pháp, lịch cây trồng cũng như tính chất của lễ hội trong bức
tranh lễ hội chung của các dân tộc Việt Nam và Đông Nam Á, lễ hội Rica Nưkar 1
(Rija Nưgar) của người Chăm là lễ tết đầu năm đánh dấu sự chuyển mùa. Cũng như
lễ tết của người Việt Nam và năm mới của người Thái, người Lào, người Khơmer,
người Mianma, ở Đông nam Á, Rica Nưkar của người Chăm không phải chỉ là lễ hội
đầu năm thông thường mà là lễ hội đầu năm nông lịch gắn với quá trình sản xuất
nông nghiệp. Rica Nưkar vừa là tiễn năm cũ đi, đón năm mới tới và chủ yếu vừa
là tống tiễn mùa khô nóng đi đón mùa mưa tới để bắt tay vào công việc làm ăn
mới hay để bước vào một năm làm ăn mới. Tính chất nông nghiệp thật rõ trong lễ
hội Rica Nưkar của người Chăm. Thế nhưng, cách tống tiễn mùa mưa nóng và đón
mùa mưa tới của người Chăm ở Rica nưkar vừa có những yếu tố chung cho lễ hội
năm mới của nhiều dân tộc ở Việt Nam và Đông Nam Á có những sắc thái rất riêng
của người Chăm. Nếu như người Lào, người Khơmer, người Thái, người Mianma khao
khát mong đợi mưa tới bằng lễ té nước vào những ngày đầu năm mới, thì người
Chăm lại có kiểu đón mưa bằng nghi thức mà các nhà khoa học gọi là hình thức ma
thuật ngược nghiã là làm ngược với điều mình đang chờ đợi. Thay vì phải té nước
vào nhau để cầu mưa như ở nhiều lễ hội của nhiều dân tộc khác của Đông Nam Á,
người Chăm lại làm những lễ thức tống tiễn mọi sự không tốt dập tắt đi những
cơn nóng khô của mùa khô đi để dọn đường cho những cơn mưa tới. Cũng là đón mùa
mưa tới để làm ăn, người Chăm đón theo kiểu khá riêng biệt và ít nhiều hơi
lạ.Thế nhưng, ai đã từng sống hay đã từng đến vùng đất Bình Thuận-Ninh Thuận
vùng khô hạn nhất nước ta, thì mới thấy người Chăm khát khao mưa như thế nào.
Vì thế mà cái mong, cái đợi mùa mưa của người Chăm chừng nào đó là mãnh liệt
hơn so với các dân tộc ở Đông Nam Á. Và để thấy điều này, đó là điệu múa đập
lửa trong lễ Rica Nưkar của người Chăm.