Những gương mặt tuổi trẻ Thăng Long

 

Những gương mặt tuổi trẻ Thăng Long

Người tiêu biểu cho không chỉ thế hệ đầu tiên được sinh thành trên kinh thành
mang tên Thăng Long, mà còn cho muôn đời với sự nghiệp vẻ vang "cẩm quân tất
thắng, trị nước an dân" đó là Ngô Tuấn, tự Thượng Kiệt, ở phường An Xá trên bãi
sông Nhị... Mồ côi cha từ khi mới 13, Ngô Tuấn được chú, được thầy Lý Công Ân hết
lòng dạy dỗ, chăm sóc. Cho đến trước tuổi 20, ở ngôi trường Bái Ân, ở các thư phòng
hay các võ trường khác của Thăng Long, Tuấn đã dồn tâm sức của mình vào việc học
tập võ nghệ, binh pháp, các sách văn chương, đạo đức khác... Chính những tháng năm
ấy đã chuẩn bị cho con đường phát triển tiếp tục, vẻ vang của ngô Tuấn.
Từ năm 23 tuổi (1041) Ngô Tuấn được bổ làmthị vệ trong cung vua Lý. Hai
năm sau, ông đã được trông coi tất cả việc trong cung.
Năm 43 tuổi, Lý Thường Kiệt (trước đó Ngô Tuấn đã mang họ vua) đi vùng
Thanh Nghệ, lập lại trật tự trị an của cả vùng năm châu, sáu huyện, ba nguồn, hai
mươi bốn động.
Năm 51 tuổi, ông trực tiếp kinh lý làm yên biên cương phía Nam của Đại Việt
rồi về Thăng Long làm Phụ quốc Thái úy, đỡ đần vị vua mới 7 tuổi (1072).
Năm 1075, Lý Thường Kiệt dẫn đại quân ngược lênphía Bắc "tiênphát chế
nhân" - tiêu diệt - trước sào huyệt gây tội ác của giặc, lậpphòng tuyến sông Cầu, chôn
vùi cuồng vọng xâmchiếm nước ta của quân xâm lược nhà Tống...
Năm 1300, tức là sau 230 năm ngày Quốc Tử Giám khai trường, có một cậu bé
quê làng Thổ Hoàng: Thiện Thi (Ân - Thi - Hưng Yên) đến nhập trường và trở thành
người Thăng Long. Cậu người họ Nguyễn, tên là Cốt sau này đổi thành Ngạn -
Nguyễn Trung Ngạn. Mười bốn năm sau, cậu học trò trưởng thành trên mảnh đất
Thăng Long và được vua Trần giao cho nhiệm vụ làm Chánh sứ sang YênKinh
(Trung QUốc) đặc trách công việc ngoại giao với nhà Nguyên trong hoàn cảnh hết
sức khó khăn phức tạp. Nguyễn Trung Ngạn không một chút nề hà, đã hăng hái ra đi
và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chính trong chuyến đi này, vị chánh sứ trẻ tuổi đã
viết hàng trăm bài thơ thể hiện ý chí tình cảm của lớp thah niên sinh ra và lớn lên
trong hào khí Đông A, tự nâng mình lên trong trường trí tuệ lớn Thăng Long và rất tự
biết mình.
Đây là bài thơ Nguyễn Trung Ngạn tự nói về mình:
"Giới Hiền tài đáng bậc quan cao,
Tuỏi trẻ đà lám chí nuốt trâu,
Tuổi mới mới mười hai vào thái học,
Đến năm mười sáu dự thi đình,
Hai mươi bốn tuổi làm quan giám
Hai mươi sáu tuổi sáng sứ Yên Kinh"

Bài thơ như một bài sơ yếu lý lịch rõ ràng, trung thực, mà người đọc cảm thấy
như một truyện thần kỳ, thậm chí có người gán cho là "Kiêu Thi" (thơ kiêu căng tự
phụ) là khoe khoang, khoác lác.
Sau bốn năm tu nghiệp ở Thăng Long, Nguyễn Trung Ngạn vào thi đình và đỗ
Hoàng Giáp, Vị Hoàng Giáp đầu tiên trong lịch sử Việt Nam tuổi vừa 16, thật cũng là
chuyện lạ.Thế nhưng đâu phải lúc này Thăng Long chứng kiến những lạ như vậy.
Nửa thế kỷ trước, nhà Trần bắt đầu đặt thêm học vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám
hoa (gọi tắt là tam khôi) tặng cho những người đỗ xuất sắc nhất trong các kỳ thi đình,
thì các vị tam khôi đầu tiên đều rất trẻ: Trạng nguyên Nguyễn Hiền 13 tuổi, Bảng
nhãn Lê Văn Hưu 18 tuổi, Thám hoa Đặng Ma La 14 tuổi. Hoàng giáp Nguyễn Trung
Ngạn đã từng làm nên công nghiệp lớn, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng, trong đó
có chức Đại doãn ở Thăng Long là chức quan đứng đầu chính quyền ở kinh đô. Bảng
nhãn Lê Văn Hưu sau trở thành nhà sử học lớn, tác giả bộ Đại Việt Sử Ký 30 quyển,
là bộ quốc sử đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
Đúng như nhà bác học Lê Qúy Đôn (thế kỷ XVIII) nhận xét, vào hai thời Lý
Trần có tiếng là văn minh, các tài năng liên tục xuất hiện, Thăng Long trở thành cái
nôi của những "thần đồng" - (có hay bộcphát tài năng ngay từ lúc còn ít tuỏi).
Cùng đỗ khoa thi năm1304 với Nguyễn Trung Ngạn, nhưng đỗ đầu là cậu
hócinh nhỏ bé, đen đủi mới từ vùng đồng chiêm trũng của Lan Khê, Bàng Hà (Thanh
Hà - Hải Dương) nhậpvào hàng ngũ học sinh ThăngLong và Mạc Đĩnh Chi... Vua
Trần Anh Tông chưa thật tin người đỗ cao nhất trong kỳ thi quốc gia sắp được nhận
danh hiệu Trạng nguyên cao qúy là một cậu bé hình dáng xấu xí, muốn thử tài Mạc
Đĩnh Chi, bắt cậu ngay lậptức phải vịnh bài thơ Hoa sen giếng ngọc của Hàn Dũ.
Không một chút lúng túng, Mạc Đĩnh Chi cho Trần AnhTông nghe bài "Ngọc tỉnh
liên phú" vừa họa lại rất tài tình bài thơ của Hàn Dũ, vừa thể hiện đầy đủ phẩmchất,
cốt cách của người tí thức Đại Việt. Bài phú ứng đối kỳ diệu ấy của Mạc Đĩnh Chi trở
thành một kiệt tác, thànhbông sen vàng tỏa "hương thơm bay thấu từng mây", thơm
mãi với đất trời, lòng người nước Việt. Với bài phú ấy, vua Trần Anh Tông không thể
không nhận Mạc Đĩnh Chi làm Trạng nguyên và cho ông ra Long Môn của Phượng
Thành đi xem phố phường Thăng Long ba ngày liền.
Kinh thành Thăng Long vào một ngày đầu hè năm1299,vì vui quá chén mà vua
Trần Anh Tông bỏ quên công việc trong triều. Khi tỉnh rượu được biết Thượng hoàng
buổi sáng từ Thiên Trương lên, không vừa lòng, đã mang theo ý định xử phạt vua và
trăm quan, xuống thuyền bỏ về Thiên Trường, Anh Tông lo sợ, cuống cuồng, hớt hải

chạy ra bến sông. Giữa lúc đó vua gặp được một cậu bé đang mải mê đọc sách quên
hết cả mọi việc xung quanh, hỏi ra mới biết là học trò, vua có ý nhờ cậu thảo hộ mình
bài biểu tạ tội, rồi đưa cậu cung xuôi thuyền về chỗ Thượng hoàng Sau khi đọc xong
bài biểu (như bản tự kiểm điểm) của vua Trần Anh Tông, Thượng hoàng Trần Nhân
Tông phải thốt lên "bài biểu của người làm rất hợp lòng ta" và quyết định tha lỗi cho
Trần Anh Tông. Sau lần được xóa án "kỷ luật" này, Trần Anh Tông đưa cậu học trò
Đoàn Nhữ Hài lên làm chức Ngự Sử trung tán.
Phải chăng chỉ do duyên may mà từ một cậu học sinh Thăng Long có dịp được
thi thố tài năng cứu giúp vua Trần, Đoàn Nhữ Hài đã được vua Trần đặc biệt tin dùng
cất nhắc lên chức vụ cao cấp trong triều? Xưa nay, chức Ngự Sử Thường dành cho
các vị từng đỗ qua Tiến sĩ, bụng chứa thiên kinh vạn quyển, biết đủ chuyện xa gần,
lại phải bậc tuổi tác nghiệm qua chuyện đời, chuyện chính trị, để có thể can gián vua.
Vì lẽ thông thường như vậy, nhiều người không khỏi bàng hoàng trước sự xuất hiện
quá đột ngột của Đoàn Nhữ Hài, đã làm thơ chê bai ông
"Đài ngự sử ôn câu cổ ngữ
Miệng Đoàn Trung Tán sữa còn hôi"
Nhưng sự dèm pha ấy không một chút làm mờ đi ngôi sao sáng chói vừa xuất
hiện.Sách đại Việt SỬ ký toàn thư cho hay: "Nhữ Hài là cận thần của vua, vua nói
năng hành động gì đều được biết cả"
Năm 24 tuổi, sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ngoại giao với Chiêm Thành
ở phía nam, Đoàn Nhữ Hài được bổ làm Thamtự chánh sự, năm sau ông lại được cử
giữ luôn các việc ở Viện Xu mật - công việc mà trước đóchỉ có tôn thất họ Trần mới
được nắm giữ. Ba năm sau, ông được triều đình cử đi ổn định tình hình ở vùng Châu
Ô - Lý (Quảng Bình - Quảng Trị).. Ở bất cứ nơi đâu và trong hoàn cảnh nào, Đoàn
Nhữ Hài vẫn luôn là người đứng mũi chịu sào gánh vác mọi trách nhiệm nặng nề.
Vượt qua thói thường, qua những lời dị nghị, ghen ghét, coi thường tuổi trẻ, của
đám quan lại trong triều, tin yêu, thử thách trên công việc thực tế và tin cậy trao
nhiệm vụ cho Đoàn Nhữ Hài... đó chính là con mắt xanh tinh tường của hai vua Trần,
là thể hiện cụ thể phẩm chất, năng lực, người cầm đầu Đại Việt khi tin dùng thế hệ trẻ.
Có một thực tế lịch sử không thể phủ nhận là nhiều danh nhân lịch sử văn hóa
Việt Nam tỏng nhiều lĩnh vực: chính trị, văn hóa,... đều có tuổi thiếu thời gắn bó với
Thăng Long như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Ninh Tốn, Lê Qúy Đôn, Nguyễn Du...
Cất tiếng chào đời năm 1380 tại Thăng Long, trong nhà ông ngoại - tư đồ Trần
Nguyên Đán, tuổi thơ của Nguyễn Trãi đã trải qua thời suy vi của đất nước cuối triều

Trần. Một thuở vua sáng tôi hiền chỉ còn trong cổ tích. Trong lớp người bất lực cuối
thế kỷ ấy, có người đã tìm về vùng nước biếc, non xanh, đi ở ẩn, có người như cha
con Trần Nguyên Đán trở trăn "mượn lửa thuyền chài đọc sách xưa" và "thơ cũ ba lần
đọc Đại Đông". Nhưng trơ đi trở lạib ài thơ Đại Đông trong thiên Tiểu Nhã của Kinh
Thi cũng không tìm ra lối thoát cho dân, cho nước... cho chính mình. Sách thánh hiền
xưa đã nhạt màu thiêng! Trần Nguyên Đán, Nguyễn Phi Khanh đã tìm thấy niềm an
ủi, gửi gắm hy ọng của mình vào cậu bé mới sáu tuổi đã chăm đọc sách (Lục tuế nhi
đồng phả ái thư) Nguyễn Trãi.
Trong môi trường văn hóa của gia đình, của Thăng Long, Nguyễn Trãi đã dồn
tâm trí vào việc học tập. Và "tuổi trẻ rừng nho nức tiếng thơm" - nổi tiếng học giỏi
trong thế hệ của mình.
Con đường trở thành người dâng kế sách "Tâm Công" đánh vào lòng người cho
Lê Lợi, cho nghĩa quân Lam Sơn đánh thắng quân Minh, cho đất nước thanh bình,
con đường đưa Nguyễn Trãi trở thành anh hùng dân tộc, hẳn không tách rời với
những tháng năm thiếu thời.
Gia huynh bất tại thực vô ngư
Trần lô thanh lậu tam canh nguyệt.
(Đồng tiền không có nên cơm ăn không có cá
Nhà bụi bặm, để ánh trăng canh ba soi lọt)
Đó là những câu tả thực về căn nhà, về những bữa cơm của cậu bé Ninh Tốn
(quê ở Côi Trì - Ninh Bình), lên Thăng Long trọ học vào giữa thế kỷ XVIII. Giữa
phồn hoa của kinh thành, chuyện đói nghèo của cậu bé tở thành chủ đề đàm tiếu và
chê bai của đám trẻ nhỏ cùng lứa (khước tương an bảo mạn hồ lô - đem chuyện ăn no
và ngủ yên ra làm trò cười cợt ta). Thế nhưng, cậu bé Ninh Tốn lại không lấy đó làm
phiền muộn. Bọn trẻ chi cúi đầu bàn tán lăng nhăng về chuyện gạo, nước, củi đóm ấy
kia làm sao hiểu được niềm vui, nỗi đam mê của cậu. Bởi vì ngay từ khi nhỏ tuổi,
trong hoàn cảnh khó khăn nghèo túng ấy, Ninh Tốn đã xác định, "Nam tử chỉ yêu kỳ
sự nghiệp bất tu thích thích thuyết tân toan" (Làm trai chỉ cốt nên công nghiệp: đừng
có âu sầu với đắng cay).
Tuyên ngôn vào đời và ước hẹn với chính mình "đã làm trai thì phải làm con
trai giỏi" của cậu học trò nghèo Ninh Tốn đã trở thành động lực mạnh mẽ, dồn sức
vào học hành, trở thành "bậc tài tử đời nay" thành "kẻ lão luyện trong văn mặc, sở
trường cả thơ phú trước thuật" như nhận xét của bạn bè ông. Nghiệm trải từ suốt
tháng năm tuổi nhỏ trong môi trường Thăng Long đã cho phép Ninh Tốn không chỉ

trở thành viên quan biết gần dân: thương dân giữa đám quan lại tham nhũng, hèn kém
cuối thời Lê Mạt, mà đã nâng tầm trí tuệ tình cảm của ông, đưa ông đến với triều đại
tiến bộ Tây Sơn.
Lê Qúy Đôn sinhnăm 1726 tại làng Diên Hà, huyện Hưng Nhân, Thái Bình, ông
là nhà bác học lỗi lạc có nhiều hiểu biết bao quát về tri thức đương thời, người viết
đến 50 bộ sách gồm cả các lĩnh vực thơ, văn, sử, địa, triết học, y học, thiên văn học,
nông học trong đó có sách như một bách khoa toàn thư tập hợp, sắp xếp tất cả các tri
thức về khoa học xã hội và khoa học tự nhiên... Trí tuệ tuyệt vời của nhà bác học
đứng đầu thời đại ấy sớm được nuôi dưỡng hình thành từ trường học lớn Thăng Long.
Trong lịch sử Thăng Long nói chung, ở thế kỷ XVIII nói riêng, không ít lần
xuất hiện những "Tràng An tứ hổ", "Trang An thất hổ" (Bốn, hay bảy "hổ báo" của
Tràng An).
"Trang An ngũ tuyệt" (Năm đấng tuyệt vời của Tràng An)...
Đó là những danh hiệu mà đương thời dành xưng tụng những người tài giỏi,
thông minh nổi tiếng trong học hành, văn chương của đất Thăng Long, trong số đó có
những cậu bé thần đồng. Chẳng hạn: Nguyễn Du, Nguyễn Hành... được xếp vào
"Tràng An ngũ tuyệt".
Nguyễn Du là con Nguyễn Nghiễm, là em Nguyễn Khản, đều là quan cho nhà
Trịnh và đều là những người giỏi thơ văn. Nguyễn Du cất tiếng khóc chào đời là
Thăng Long vào năm1675, lên 13 tuổi ông đã được phong tước Hoàng Tín đại phu và
được Hoàng Ngũ Phúc ban cho một thanh bảo kiếm vì Phúc nhận thấy ở cậu bé này
có tướng mạo "khôi ngô, hùng vĩ". Lên 6 tuổi Nguyễn Du bắt đầu đi học. Mấy năm
liền, hết cha mất, anh mất rồi mẹ qua đời. Năm 13 tuổi, Nguyễn Du phải sống với
anh. Tình hình chính trị Thăng Long lúc này rất phức tạp và gia đình Nguyễn cũng tan
nát dần. Năm 19 tuổi Nguyễn Du thi đỗ tú tài và bốn năm sau (năm 1788) ông bắt đầu
một cuộc đời lênh đênh nổi chìm thật vất vả gian truân, nhưng lại có nhiều điều kiện
gần gũi và thông cảm với nỗi thống khổ của quảng đại quần chúng nhân dân. Nguyễn
Du làm sao có thể viết được truyện Kiều nếu không có những năm tháng "giữa dòng
trôi dạt cánh bèo lênh đênh" này? Nhưng 23 năm sống ở Thăng Long cũng là thời
gian vừa đủ để nhà thơ trang bị cho mình vốn tri thức cần thiết trước khi lăn vào bão
táp của cuộc đời. Đây là thời kỳ đắp móng xây nền cho tài năng sáng tạo kỳ diệu của
Nguyễn Du.
Sau này mỗi dịp được trở lại Thăng Long, Nguyễn Du lại sống dậy thấy được
những kỷ niệm sâu sắc thời trẻ:

"Nhà xưa đã hóa đường này
Cung xưa bỗng hóa thành nay lạ lùng
Gá quan nay đã cong bòng
Bạn thân nay đã nên ông cả rồi
Suốt đêm không ngủ bồi hồi
Vi vu tiếng sáo một thời trăng trong"
Trước mắt ông "đường sá ngang dọc quân cả đường cũ" "bạn bè hồi trẻ kẻ mất
người còn", thậm chí ngay cả khi gặp lại người gảy đàn cầm ơ bờ hồ Giám 20 năm
trước cũng làm cho ông xúc động luyến nhớ tuổi thơ gắn bó với Thăng Long.
Chính Thăng Long đã chuẩn bị những chất liệu đầu tiên cho Nguyễn Du trở
thành nhà thơ thiên tài của dân tộc.
Cao Bá Quát được người đời khen là nhà thơ vào bậc thánh, được chính vua Tự
Đức kính phục, thừa nhận "Văn như Siêu Quát vô tiền Hán" (văn như Nguyễn Văn
Siêu và cao bá Quát thì đến thời tiền Hán cũng không ai sánh kịp) thế mà ông lại thấy
thật là vô duyên khi mình cứ phải làm một nhà thơ.
Theo Cao Bá Quát: Tài trai sống ở trên đời đã không làm được việc phơi gan bẻ
gãy chấn sông, giữ vững cương, lại ngồi nhìn bọn lang sói nghênh ngang. Đếnlúc tuổi
già thì mặc áo gấm ban ngày về bôi nhọ quê hương... Đến lúc già thì gối đầu vào vợ
con mà chết. Giả sử hạng người ấy xuống suối vàng có gặ lại Chu Văn An, Nguyễn
Trãi thì cũng mặt dày, trống ngực đánh, thần sắc rũ rượi ra mà thôi".
Cao Bá Quát người làng Phú Thị - Gia Lâm, nhưng từ thuở thơ ấu đã là cậu bé
ngang tàng ở khu cổng thành cửa Nam, khu vực Hồ Tây ấy, đã quẳng bút, cầm gươm,
dẫn đầu đoàn quân nông dân xông thẳng về phía "bọn lang sói nghênh ngang" thể
hiện trọn vẹn chí làm trai.
Người Thăng Long tự ví mình với hoa sói, hoa nhài, loài hoa hương thơm trẻ
mãi, hương hoa biểu tượng của sự mẫn cảm và thanh lịch của bản sắc văn hóa, kết
tinh văn minh, trí tuệ, văn hóa của Thăng Long. Tắm mình trong truyền thống văn
hóa, trong nhịp sống Thăng Long, mang theo cái "ngát hương hoa sói, hoa nhài" bước
vào đời và trở thành thần đồng như Nguyễn Trung Ngạn: Đoàn Nhữ Hài, thành ông
vua vừa giỏi cầm gươm vừa tài cầm bút Trần Nhân Tông, thành thiên tài quân sự anh
hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn, thành nhà văn hóa kiệt xuất tiêu biểu của thiên tài Việt
Nam Nguyễn Trãi, nhà bác học Lê Qúy Đôn... từ trường học lớn - Thăng Long - họ
trở thành nhà chính trị, quân sự và nhà văn Ngô Thì Nhậm, thiên tài tiếng Việt
Nguyễn Du, nhà thơ chiến sĩ Cao Bá Quát,... Đất Thăng Long ngàn năm văn vật đã

đào luyện nên tài năng của họ từ thời tuổi ấu thơ. Và trí tuệ, tài năng của họ lại góp
phần làm nên một Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Trong lòng Tổ quốc Việt Nam, Thăng Long - Hà Nội - lắng hồn núi sông ngàn
năm, cả nước với và vì Thăng Long - Hà Nội... Đến lượt mình, mảnh đất ngàn năm
văn vật này lại chắt mình, chưng cất tinh hoa, thành nguồn sữa ngọt thơm chăm sóc,
dưỡng nuôi các thế hệ trẻ của mình, của đất nước.
PGS.TSKH. Nguyễn Hải Kế
(Tạp chí Thăng Long Hà Nội ngàn năm - Số22/2004)

Bài viết liên quan:

Đánh giá của Bạn về bài viết này?

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

đăng ký nhận tin mới