Một
số Trò Chơi trên xe!
Mình
tham khảo đc một vài trò chơi khi đi trên xe, cái này chắc seach trên gg cũng
có nhưng mà thôi mình cứ cho ra topic này, ai có thêm thì bổ sung vào cho mọi
người đỡ phải tìm lâu
1>
học sinh cấp 1
Chia
ra 2 đội – cách chơi hỏi những món ăn hoặc trái cây có 2 từ sau đó tăng lên 3 từ.
2>
học sinh cấp 2-3:
-có
thể chơi trò Bà ba và bác bảy. Cách chơi: cho 1 động từ có chữ cái là chữ B vào
giữa 2 danh từ VD: Bà Ba ” Bóp” bác bảy…
1.
Sử dụng bài hát: Nhìn mặt nhau đi
Nhìn
mặt nhau đi xem ai có giận hờn gì
Nhìn
mặt nhau đi xem ai có giận hờn chi
Mình
là anh em có chi đâu mà giận hờn
Nhìn
mặt nhau đi, nhìn cái mặt nhau đi
CÁCH
CHƠI:
1.
Vuốt mũi nhau đi……
2.
Nắm tay nhau đi……
3.
Sờ má nhau đi……
4.
…………… Thooc lét nhau đi……
VẬN
DỤNG
Khi
lên xe nhưng không thấy sự sôi nổi hào hứng, không thấy có sự đoàn kết….. hoặc
lúc vừa thức tỉnh các bạn sau lúc ngủ dậy.
Mời
cả xe vỗ tay một cái, hai cái, ba cái…….
Sau
đó ra quy định: Số chẳng thì vỗ, hoặc số lẻ thì vỗ, hoặc có câu “xin mời” thì vỗ…….Chắc
chắn sẽ có người làm sai.
Tổ
chức khoảng vài lần như thế chọn ra những người làm sai (nhớ chọn để có đôi
trai gái)
Dừng
trò chơi và mời những đôi này rời vị trí lên đầu xe.
Hình
Phạt: 1
Hát
bài: Qua cầu gió bay
Yêu
nhau, yêu nhau cởi áo í mà cho nhau về nhà dối rằng cha dối mẹ a í a rằng a í a
qua cầu qua cầu qua cầu gió bay.
Nhớ
hãy biến thái là: Cởi dép, cởi nịt, cởi nón, cởi nhẫn, ……lần lần rồi cởi áo
nhé! Hahahahaha!!!!
Hãy
nhớ “lần lân rồi lần vào bếp”
Hình
Phạt: 2
Hát
đoạn nhạc: Cao cao bên cửa sổ có hai người ……. “Hôn Nhau”
Hãy
biến thái: Nắm tay nhau, vuốt tóc nhau, …. ôm nhau và hôn nhau (nếu có thể)
Chúc
các bạn thành công với trò chơi này
———————————————–
TRÒ
CHƠI BỊ TRÚNG SỐ
Trò
chơi này chỉ áp dụng cho một tập thể đoàn kết chịu chơi, muốn góp tiền làm quỹ
để tổ chức liên hoan hay sinh nhật …. của chuyến đi. Để công bằng và được hòa
mình vào nhịp sống của mọi người trên xe, xe là một nhà, và dễ tổ chức cũng như
khiến tất cả mọi người phải tham gia. Trước hết HDV và Tài xế nên tự đóng quỹ
trước một mức nào đó. Lúc nào trên xe có người “trúng số” phải đóng số tiền nhiều
hơn gấp đôi so với số tiền mà HDV đã đóng thì HDV và tài xế tự chọn cho mình một
con số có hai chữ tùy ý(không trùng với số của khách), để tiếp tục trò chơi cho
tơi lúc đoàn muốn dừng.
Cách
chơi:
Hãy
lấy danh sách đoàn, vì mỗi người có mang một con số thứ tự trong danh sách, hoặc
lấy số ghế làm số trúng của người đó, mỗi người mang một số có hai chữ số. Số từ
1 đến 9 thì phải mang trước nó là con số 0. Ví Dụ: 01, 02, 07….09
Tất
cả những người “trúng số” sẽ phải chi ra một số tiền mặc đinh do cả đoàn quy định
từ đầu.
Khi
xe đang chạy trên đường, hảy cho cả đoàn chọn lấy một loại xe nào đó tùy thích,
chạy theo chiều ngược lại.
Mỗi
xe điều có bản số mã vùng và số thứ tự đăng ký, chúng ta hảy chọn lấy số thứ tự
hiện nay gồm có 4 số (trừ xe người nước ngoài).
Hãy
chọn hai con số trúng là hai số giữa, bỏ số đầu và số cuối.
Khi
gặp loại xe đã chọn, hãy xem xe đó có số là bao nhiêu? Xem thử có trùng với số
người nào không?
Người
trúng số phải chi ra một số tiền do cả đoàn quy định lúc đầu.
Cho
tới khi dừng trò chơi chắc chắn đoàn sẽ có một khối lượng “quỹ” khá lớn cho buổi
liên hoan đó.
Nhược
điểm: Đây là trò chơi rất khó thu hút người tham gia.
————————————————–
Chơi
Nối Từ (Nhớ dùng từ chỉ có hai tiếng Ví dụ: Ăn Cơm, Học tập, ….)
Cách
Chơi:
Chia
Xe Thành 2 đội: Đặt tên (nhớ tên ngắn cho dễ nhớ dễ gọi)
Cho
hai đội One_Tù_Tỳ để tìm đội đưa ra từ trước
Ví
dụ: Đội thắng là A và Đội thua là B
Đội
A đưa ra từ: Đi học
Quản
trò hỏi đội B là học gì?
Đội
B phải trả lời, ví dụ: Học tập
Quản
trò: Hỏi Đội A là tập gì?
Đội
A phải trả lời Ví dụ: Tập sách
Quản
trò: Hỏi đội B sách gì?
Đội
B phải trả lời Ví dụ: Sách văn
………………..
Cứ
như thế tới một lúc nào đó sẽ có đội đưa ra từ mà khi hỏi đội kia không tìm ra
từ để nói.
Ví
dụ: Nhọn Hoắt
Khi
quản trò hỏi Hoắt gì chắc chắn không có câu trả lời, vậy đội đưa ra từ đó thắng.
Trò
chơi này có thể tiếp tục chơi lại nhưng nhớ không cho dùng tới từ vừa rồi đội
kia không trả lời được.
Trò
chơi này có những lúc rất thú vị là: Có Đội đưa ra từ đầu tiên thôi là đã làm đội
kia phải thua rồi.
Trò
chơi 1:
Hát
một bài hát trong khi truyền một chiếc mũ từ đầu người này sang đầu người kia.
Ai là người đội mũ khi kết thúc bài hát thì phải làm theo một yêu cầu nhỏ nhỏ
nào đó.
Trò
chơi 2:
Phát
mỗi người hai mẩu giấy, một ghi giả thiết NẾU…., mẩu giấy thứ hai ghi THÌ…. Tập
hợp những mẫu giấy NẾU và THÌ vào hai chiếc mũ khác nhau, trộn đều lên. Lần lượt
mỗi người bốc thăm lấy hai mẫu giấy trong hai chiếc mũ đó rồi đọc to lên cho tất
cả mọi người nghe.
Trò
chơi 3:
Người
ngồi trên cùng nói thầm một câu ngoại ngữ vào tai người ngồi cạnh, rồi người thứ
2 nói thầm đến người thứ 3. Cứ thể cho đến người cuối cùng thì đọc to lên cho tất
cả cùng nghe.
Chơi
hết 3 trò này chắc xe cũng đến điểm tham quan.
1)
Nhại theo điệu hò của dân xứ Thanh có vài điệu hay, hầu hết bọn hoạt động xã hội
đều biết :
Chú
ý là người quan ca phải mồm to một tí, hát cho khí thế, dõng dạc. Đảm bảo ai
nghe lần đầu hát thế này 100% đều sẽ cười vui. Ví dụ 1 điệu :
————————————
Quan
ca : Vợ la
Tập
thể : hò Zô !
Quản
ca : Thì mặc vợ la
Tập
thể : hò Zô !
Quản
ca : Nhưng mà la quá (lặp khoảng 2-3 lần để tạo tính bất ngờ)
Tập
thể : hò Zô !
Quản
ca : thì ta ra toà
Tập
thể : Zô ta ! Zô hò ! là hò Zô ta !
-
Sông sâu thì mặc sông sâu
Nhưng
mà sâu quá thì ta đi tầu
-
Đường xa thì mặc đường xa
Nhưng
mà xa quá thì ta leo đèo
-
Ai yêu thì mặc ai yêu
Nhưng
mà yêu quá thì ta cũng chiều
-
Con hư thì mặc con hư
Nhưng
mà hư quá thì ta cũng từ
(còn
vài chục câu nữa…nếu hát đủ thì cũng làm khản giọng tập thể và nhiều thời gian)
2)
Tập đặt một câu theo một nguyên âm (a,e,o,u,i…) . Người quản trò nói một nguyên
âm nào đó và chỉ vào một người thì người đó phải đặt một câu có CHỦ-VỊ đầy đủ.
Chú ý là nguyên âm phải ở cuối câu, nguyên âm chỉ định phải bất ngờ – ngẫu
nhiên. Trò này rất vui, nếu quản trò biết điều khiển. Ví dụ :
quản
trò ra vần : ồ
Trả
lời : Tớ rất quí bạn Linh E vồ
quản
trò ra vần : ừn
Trả
lời : Nhưng Tớ ko thích bạn Ép Poi Sừn
quản
trò ra vần : ô
Trả
lời : MOD du lịch có người ních là ta ba lô
3)
Sưu tầm một vài đoạn thơ bút tre, nhạc chế…nào đó. Cái này rất nhiều. Ví dụ :
Chưa
đi chưa biết Cà Mau
Đi
về mới biết chẳng hơn Cà nhà
Cà
nhà tuy có hơi già
Nhưng
là Cà chậm hơn là Cà Mau
Chưa
đi chưa biết Đồ Sơn
Đi
về mới biết chẳng hơn Đồ nhà
Đồ
nhà tuy có hơi già
Nhưng
là Đồ thật hơn là Đồ Sơn….
4)
Hô đâu chỉ vào chỗ đó trên cơ thể (mồm, mắt, mũi, tai…)
Người
quản trò hô vào chỗ nào, thì mọi người chơi phải chỉ đúng vào chỗ đó trên cơ thể
mình
Lúc
đầu người quản trò vừa hô vừa chỉ vào đúng chỗ đó trên cơ thể của người quản
trò, sau đó bất ngờ nói một đằng chỉ một nẻo. Ai làm sai thì bị phạt
5)
Còn kể chuyện vui hay câu đố thì người kể phải có năng khiếu, cũng câu chuyện
đó mà 2 người năng khiếu khác nhau sẽ làm mọi người bật cười khác nhau.
Một
số trò chơi có thể tổ chức trên xe ôtô
Hãy
làm theo những gì tôi nói và không làm theo những gì tôi làm.
1.
Trò chơi Con Thỏ
Quản
trò quy định 4 động tác:
-
con Thỏ (chụm các ngón bàn tay phải, giơ lên cao ).
-
Ăn cỏ (chụm các ngón tay đưa lên túm tóc trên đầu).
-
Uống nước (chụm các ngón tay đưa vào trong miệng).
-
Chui vào hang (đưa tay vào lỗ tai).
Người
chơi phải theo quản trò và làm đúng động tác qui định. Quản trò có thể đột xuất
hô “uống nước” nhưng tay để lên đầu, ai làm theo sẽ bị phạt.
2.
Trò chơi Đứng, nằm, ngồi.
Quản
trò qui định 3 động tác:
-
Cánh tay phải giơ cao: Đứng
-
Cánh tay phải để ngang người: nằm
-
Cánh tay phải co xuống: Ngồi
Bắt
đầu hát theo nhịp bài hát
Anh
đứng lên (giơ tay cao), thấy đau chân anh lại ngồi (co tay xuống), ngồi rồi thấy
đau lưng anh lại nằm (để tay ngang người). Nằm rồi anh đứng lên, thấy đau chân
anh lại ngồi thấy đau lưng anh lại lằm, nhịp điệu bài hát nhanh lên. Cứ thế quản
trò có thể làm các động tác khác với lời bài hát, ai sai thì sẽ phạt.
3.
Dàn nhạc hòa tấu:
Tập
thể có thể chia làm 3 hoặc 4 nhóm.
-
Nhóm 1: làm tiếng trống: thùng, thùng, thùng.
-
Nhóm 2: làm tiếng đàn: tưng, tưng, tưng.
-
Nhóm 3: làm tiếng mõ: cốc, cốc, cốc.
-
Nhóm 4: làm tiếng khèn: tò tò tò te.
Quản
trò đưa tay vào nhóm nào thì nhóm đó thực hiện chức năng của mình. Quản trò có
thể điều khiển một lúc cả hai tay và khi đưa cao tay thì cả 4 nhóm nhạc cụ đều
kêu và và ngân dài.
4.
Phép lịch sự:
Người
chơi thực hiện theo lời quản trò, nếu trong đó có chữ “mời”. Không thực hiện nếu
trong lới đó thiếu chữ “mời”.
Ví
dụ: Mời các bạn đứng lên – mọi người thực hiện.
-
Tất cả ngồi xuống – Không thực hiện.
(vì
không thực hiện vì không có chữ “mời”). Ai phạm luật sẽ bị phạt.
*
Chú ý: Quản trò vừa nó vừa làm động tác kể cả không có chữ “mời” để đánh lừa
người chơi.
Một số trò chơi trên xe (3)
Trò chơi “học nghề”
Chia thành 2 nhóm (hoặc nhiều nếu đông), mỗi nhóm cho 1 người sang nhóm kia,
nhóm kia nói nhỏ tên 1 nghề, người “học nghề” sẽ trở về và làm động tác diễn tả
nghề đó, những người trong nhóm phải đoán ra thật nhanh, rồi đến nhóm kia cử
người sang “học nghề”…. Có thể giới hạn thời gian hoặc so sánh, nhóm nào đoán
nhanh hơn sẽ thắng.
Trò chơi “Trời – Đất –
Nước”:
Mọi người đứng hay ngồi vòng tròn, quản trò đi vòng quanh và chỉ vào 1 người hô
1 trong 3 tiếng đó, người đó phải nói tên 1 con vật có liên quan, (thí dụ Trời/
Chim , Đất/ Chó, Nước/ Cá…) ai không nói được hoặc nói sai sẽ bị bắt ra giữa
vòng, khi nào nhiều người thì phạt… Phải làm thật nhanh và bất ngờ, dễ bắt nhất
là vừa hỏi xong 1 người rồi chì ngay người kế bên…
Trò chơi “Chanh chua,
cua kẹp”
Người chơi ngồi thành vòng tròn. tay trái xòe ra đặt lên đùi người bên trái,
tay phải chụm lại, đặt lên tay trái đang xòe ra của người bên phải mình. Quản
trò kể một câu chuyện “vu vơ”, nhưng nếu có nói đến hai chữ “cua kẹp” thì người
chơi nhanh chóng dùng tay trái chụp lấy tay phải của người bên trái mình và
đồng thời rút nhanh tay phải của mình lên để tránh bị người còn lại chụp trúng
tay mình.
Chú ý: khi chụp vẫn phải giữ nguyên cánh tay của mình đặt trên đùi người bên
cạnh chứ không được chụp với theo khi mà người ta đã nhắc tay lên trước khi
mình kịp chup. Quản trò có thể đánh lạc hướng bởi những từ có chữ “cua” như
“cua đi chơi, cua đi học,…” để tăng thêm sự hồi hộp cho trò chơi.
Trò chơi “Đánh trống
lảng”
Người chơi xếp thành vòng tròn. Quản trò sẽ đi vòng quanh và bất ngờ đứng trước
một bạn rồi hỏi một câu bất kì.
Nhiệm vụ của người chơi là phải trả lời một câu không ăn nhập gì tới câu hỏi.
Ví dụ:
QT: “Bạn ăn cơm chưa?”
DV: “Chưa” hoặc “rồi” là tiêu, chậm cũng tiêu luôn.
Trò chơi “Ta là Vua”
Quản trò chỉ bất kỳ vào một người trong vòng và thổi còi, ngay lập tức ngưới đó
đưa hai tay lên trời, hô thật to lên “TA LÀ VUA”, lúc đó, hai người bên cạnh sẽ
biến thành hai cận thần của vị vua kia, đồng thời phải tức khắc hướng về vị vua
của mình, chắp tay, cuối đầu sao cho đầu của mình phải thấp hơn vua và hô trả
“MUÔN TÂU BỆ HẠ”.
Nguyên tắc: vua phải hô thật to và nhanh, cận thần của vua lúc nào cũng phải
cuối đầu thấp hơn vị vua của mình.
Để trò chơi vui nhộn hơn, có lúc vị vua ngồi xuống, hoặc nằm hẳn ra đất thì hai
cận thần cũng phải cố làm như thế nào đó cho đầu của mình phải thấp hơn đầu của
vua.
Trò chơi “Làm chậm sau
một động tác”
Quản trò đứng giữa vòng tròn. Tất cả cùng bắt một số bài hát sinh hoạt (nên
chọn những bài nhanh, mạnh). Quản trò bắt đầu trước, ví dụ là VỖ TAY (2 cái),
lúc đó vòng tròn vẫn đứng yên. Quản trò chuyển sang DẬM CHÂN (2 cái), lúc đó
vòng tròn mới bắt đầu thực hiện động tác VỖ TAY. Quản trò tiếp tục chống hai
tay lên hông (2 cái), đồng thời vòng tròn sẽ bắt đầu thực hiện động tác thứ hai
của Quản trò đó là DẬM CHÂN,… trò chơi cứ thế tiếp diễn theo bài hát, vòng tròn
lặp lại các động tác của Quản trò thực hiện, nhưng mà chậm đi một động tác.
Để tăng thêm tính vui nhộn, Quản trò có thể thực hiện những động tác liên tục,
và vận động mạnh như Hít đất,… nhưng chú ý, phải thay đổi động tác liên tục
(mỗi động tác chỉ thực hiện trong vòng 2 nhịp) và không bị trùng lặp.
Trò chơi “Bội số của
Bảy”
Ngồi thành vòng tròn. (Trò này thích hợp chơi với vòng tròn từ 5 cho đến 10
người).
Lần lượt Quản trò đếm số trước (bất kỳ, nhưng mới tập chơi thì nên từ số 1 để
làm quen), sau đó người bên cạnh (trái hoặc phải tùy theo quy ước của vòng
tròn), sẽ hô số tiếp theo – ví dụ là 2, người thứ ba sẽ hô 3,… cho đến người
nào đến số 7, thay vì hô số thì người đó vỗ tay một cái, và vòng tròn sẽ bắt đầu
chạy ngược chiều lại, và cứ thế trò chơi tiếp diễn.
Ví dụ:
A hô 1, B-2, C-3, D-4, E-5, F-6, G vỗ tay, F-8, E-9, D-10, C-11, B-12,…
Nguyên tắc: những số tận cùng là 7 (như 7, 17, 27,…) hoặc những số chia hết cho
7 (như 7, 14, 21,…) khi tới lượt ai thì người đó không hô số mà chỉ vỗ tay và
vòng tròn chạy theo chiều ngược lại.
Có nghĩa là: A hô 12, B hô 13, C sẽ vỗ tay (vì đến lượt là số 14) – vòng tròn
đổi chiều thì – B sẽ hô tiếp là 15, A hô 16…
Lưu ý: nếu ai hô nhầm số, hoặc làm đứt quãng vòng chạy của số thì sẽ bị. Người
bị sẽ bị hai người bên cạnh mình đánh vào bàn tay (hoặc hình phạt nào đó do
vòng tròn quy định), và nên nhớ rằng, chỉ có người nào bị (vòng tròn dừng chỗ
nào) thì người đó mới có quyền hô lại để bắt đầu vòng số mới.
Trò chơi “Tàu điện”
Vòng tròn đứng cùng quay lưng về một hướng (để có thể thấy lưng của người bên
cạnh của mình), người sau đặt tay lên vai người trước. Quản trò chọn ra một số
cặp đứng làm hầm (từng cặp một cầm tay nhau và giơ cao lên trời để đoàn tàu có
thể di chuyển nhanh qua “hầm”). Tất cả cùng hát, và đoàn tàu “vòng tròn” nối
đuổi nhau chuyển động chun qua hầm. Khi nghe Quản trò thổi còi, tất cả các hầm
phải sụp xuống thật lẹ để bắt một toa (hoặc càng nhiều toa tàu càng tốt). Sau 3
lần thổi còi, số ngừoi bị các hầm bắt, và các hầm không hề bắt được một ai hết
sẽ bị ra giữa vòng tròn chịu phạt.