#9 CHUẨN BỊ - Giải quyết vấn đề - Đưa ra quyết định

 Giải quyết vấn đề - Đưa ra quyết định

Giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định

Giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định là công việc con người ta làm hàng ngày

Chúng ta giải quyết vấn đề, đưa ra các quyết định hàng ngày, ở nhà, cơ quan, kể cả khi đi chơi hay đi chợ.

Có đôi lúc, chúng ta gặp phải những vấn đề vô cũng khó khăn, đòi hỏi nhiều suy nghĩ, cảm xúc hay nghiên cứu. Những bước trong mục này là để giúp bạn học được cách đưa ra những quyết định đúng đắn nhất.

Chúc bạn may mắn!

Tính linh hoạt:

Trông thì có vẻ như những bước sau đây khá chậm chạp từ bước này sang bước nọ nhưng thực ra không phải như vậy. Những bước hướng dẫn chỉ đơn giản là tạo ra một khuôn mẫu cho các tình huống giải quyết vấn đề. Có thể các bước này trùng nhau đôi chỗ, và bạn hoàn toàn có thể quay lại những bước trước và làm lại cho tới khi có giải pháp tốt nhất.

Các ví dụ về tính linh hoạt:

·  Ở bước nào cũng có công đoạn thu thập thông tin, từ lúc mới nhận định vấn đề hay là khi đưa giải pháp vào ứng dụng.

·  Những thông tin mới luôn đòi hỏi phải nhận định vấn đề mới.

·  Một số lựa chọn thay thế không được, lúc đó, bạn lại phải tìm cái khác để thay thế.

·  Một số bước có thể được kếp hợp hoặc rút ngắn.

2. Nhận định vấn đề:

Điều gì cản trở bạn đạt được mục tiêu?

·         Bạn có thể đưa ra câu trả lời chung chung cho câu hỏi trên vì không có câu trả lời chính xác cụ thể.

·         Bạn thiếu thông tin để định nghĩa

Bạn chưa phân biệt được rõ giữa hiện tượng và nguyên nhân.

Hãy chuẩn bị một lời khẳng định miêu tả vấn đề, rồi tìm một người bạn tin tưởng để trao đổi và đánh giá. Ví du: nếu vấn đề của bạn lúc này liên quan đến công việc, hãy tìm đến sếp trên bạn hay người có chức năng tương ứng.

Lưu ‎Ý các câu hỏi sau:

·  Vấn đề của tôi là gì?

·  Đó có đúng là vấn đề của tôi hay không?

·  Tôi có thể giái quyết vấn đề này hay không? Có đáng giải quyết không?

·  Đó liệu có phải là vấn đề chính không? Hay đó chỉ là một trường hợp nhỏ của một vấn đề lớn hơn?

·  Nếu bạn đã từng gặp vấn đề này, liệu giải pháp bạn đã từng dùng sai ở đâu?

·  Liệu nó khi nào vấn đề này tự mất đi không nhỉ?

·  Nếu cứ mặc kệ nó, không hiểu có rủi ro gì không?

·  Vấn đề này có liên quan đến khía cạnh đạo đức gì không?

·  Giải pháp phải thỏa mãn những điều kiện gì?

·  Liệu giải pháp có ảnh hường đến điều gì mà nhất thiết bạn không thể thay đổi?


Thu thập thông tin:

Những người liên quan:
Các cá nhân, nhóm, tổ chức mà bị ảnh hưởng bởi vấn đề này, hay là giải pháp của nó. Hãy bắt đầu bằng bản thân bạn. Những người có khả năng quyết định và những người gần với chúng ta là dễ nhận định nhất.


Thông tin và dữ liệu:

·  Nghiên cứu

·  Kết quả từ thử nghiệm và học tập

·  Trao đổi với các "chuyên gia" và nguồn thông tin tin cậy

·  Những sự kiện trước đây quan sát được, do báo cáo hay bản thân bạn tự nhìn thấy

Giới hạn
Các giới hạn của tình huống rất khỏ thay đổi. Giới hạn bao gồm những khó khăn về tài chính, hay nguồn từ các nơi khác nhau. Nếu một vấn đề có quá nhiều giới hạn, thì bản thân những giới hạn đó đã là một vấn đề cần giải quyết.

Các ý kiến và giả định
Ý kiến của những người có khả năng quyết định là rất quan trọng. Và trong đó, cũng nên lưu tâm đến đâu là sự thực, đâu là sự thiên vị hay định kiến.

Giả sử, giả định nhiều khi tiết kiệm được khá nhiều công sức và thời gian vì rất khó có thể thu thập được hết mọi thông tin cũng như thử hết được các trường hơp. Nhưng giả sử cũng có phần nguy hiểm, bạn phải biết rõ bạn đang giả sử cái gì và loại bỏ ngay nếu giả sử đó được chứng minh là giả sử sai.

3. Xây dựng các sự lựa chọn và các giải pháp thay thế:

 

Hãy nhìn vấn đề bằng nhiều cách khác nhau, tìm những cách nhìn mới mà bạn chưa nghĩ đến bao giờ.

Brainstorming, đơn giản là ghi nhanh ra giấy những ‎Ý liên quan đến câu hỏi kể cả nhiều khi những ý đó có ít nghĩa, là một cách học rất hay.

Một khi bạn đã lên danh sách hoặc vẽ sơ đồ của các lựa chọn thay thế, luôn chuẩn bị tư tưởng tiếp thu, tìm hiểu những cơ hội đó. Lưu Ý những lựa chọn mà:

·  Cần thêm thông tin

·  Có thể là giải pháp mới

·  Có thể được kết hợp hoặc loại bỏ

·  Có thể có sự đối lập

·  Trông hứa hẹn

Đánh giá các sự lựa chọn

Sau khi liệt kê các lựa chọn,
hãy đánh giá một cách khách quan cho dù hay hay dở.

Cân nhắc mọi tiêu chí:
Kể cả khi có một giải pháp tường chừng thích hợp nhưng khả năng hạn chế, hoặc khó được mọi người chấp nhận hoặc là giải pháp đó có thể lại tạo ra những vấn đề khác mà ta không lường trước được hết, thì giải pháp đó vẫn chưa phải hay nhất.

Các phương pháp để đánh giá những lựa chọn:

Ma trận phân tích của Thomas Saaty:
hãy điền vào các ô trong bảng bên cạnh. Bắt đầu từ cột A, đi chéo ô và đối chiếu các lựa chọn với nhau.

Nếu sự lựa chọn này giá trị hơn sự lựa chọn khác,

 thì cho lựa chọn đó 1 điểm.

Nếu sự lựa chọn này giá trị không bằng sự lựa chọn khác,

 thì cho lựa chọn đó 0 điểm.

Sau đó, cộng tổng số điểm ở mỗi cột và mỗi hàng theo theo chí đó. Trong bảng ví dụ trên: thì Lựa chọn C có số điểm cao nhất, nên Lựa chọn C là lựa chọn được đánh giá cao nhất.

Ma trận SSF: Tính thích hợp (Suitability), Tính khả thi (Feasibility) và Tính linh hoạt (Flexibility)

 

Tính thích hợp

Tính khả thi

Tính linh hoạt

Tổng cộng

Lựa chọn A

 

 

 

 

Lựa chọn B

 

 

 

 

Lựa chọn C

 

 

 

 

Lựa chọn D

 

 

 

 

Chấm điểm các sự lựa chọn theo thang điểm từ 1 đến 3:

·  Tính thích hợp:
bản thân sự lựa chọn đó, khi lựa chọn đó |

·  Tính khả thi:
Để giải quyết vấn đề này, thì cần những nguồn lực nào? (ví dụ: liệu bạn có đủ tiền chi trả không?)
Xác suất thành công là bao nhiêu?

·  Tính linh hoạt:
là khả năng bạn có thể chống đỡ được với những hệ quả không tính trước, hay sự sẵn sàng nều tình hình thay đổi?
bản thân sự lựa chọn, hay khả năng kiểm soát tình hình của bạn một khi bắt tay vào làm.

Cộng tổng số điểm của cho mỗi lựa chọn, so sánh, và xếp thứ tự.
Chọn lựa chọn nào đây?

Không nên coi một sự lựa chọn nào đó là tuyệt đối hoàn hảo.

  • Vì nếu có,
    thì từ ban đầu đã không có vấn đề nào để giải quyết.
  • Sử dụng đến trực giác của bạn:
    hoặc là cảm giác để quyết định hành động.
  • Trao đổi với một người tin cậy:
    Liệu bạn có bỏ qua điều gì không? Liệu có còn vấn đề gì không?
  • Thỏa hiệp:
    Hãy cân nhắc trường hợp bạn phải thỏa hiệp, khi bạn có quá nhiều vấn đề để tính tới và đôi khi, và cũng nên tính tới trung hòa của các giải pháp.

4. Phần bổ sung:

Bổ sung thêm cho giải pháp đã chọn:

Cho đến trước khi đem vào áp dụng, một quyết định cũng chỉ lả một ‎Ý định tốt.



Thảo kế hoạch
Các yếu tố:

  • Một quá trình trình bày từng bước một hoặc là trình bày các việc cần làm để giải quyết vấn để
  • Kế hoạch liên lạc với những người liên quan
    Nếu đó là vấn đề lớn, thì hãy nói kế hoạch của bạn cho những người thực sự quan tâm và những người có thể bị ảnh hưởng với vấn đề khó khăn đó. Ít nhất hãy để họ biết bạn sẽ làm gì
  • Xem khả năng, các nguồn mà bạn có thể có.
  • Thảo một timeline.

Giám sát quá trình:

Phần bổ sung sẽ chí có ý nghĩa nếu bạn giám sát và biết mình đang làm gì, đang ở công đoạn nào, các hệ quả, timeline và tiến bộ. Có thể trong quá trình, kết quả chưa được như bạn mong đợi, thì hãy xem lại các lựa chọn ban đầu.

Dù bạn có đạt được mục tiêu hay chưa đạt được, điều quan trọng là những gì bạn học được từ kinh nghiệm lần này: học được về bản thân, hiểu ra điều gì là quan trọng với bạn…

Cuối cùng, nếu bạn đã cố gắng hết mình, thì hãy coi lần thử nghiệm này là một thành công nho nhỏ!

 

Hình vẽ minh họa miêu tả cả quá trình:



Bài viết liên quan:

Đánh giá của Bạn về bài viết này?

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

đăng ký nhận tin mới