#70 CÁC KIỂU VIẾT - Bài văn năm đoạn

 Bài văn năm đoạn

Bài văn gồm 5 đoạn kiểm tra kĩ năng viết và thường là bài tập bị hạn chế thời gian.
Hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn luyện tập và đạt được thành công ở dạng viết này.

Bắt đầu có nghĩa là bắt tay vào sắp xếp:
Phân tích đề bài, xem đề bài yêu cầu mình phải làm gì.

Dùng một cái bút highlight, gạch dưới những từ ngữ quan trọng quyết định đề tài.
Sau đó, lên kế hoạch

Ví dụ, đề bài ra như sau:

Bạn có một món quà rất đáng nhớ. Có thể món quà đó bạn được tặng vào một dịp đặc biệt nào đó hoặc là được tặng không vì một dịp đặc biệt nào. Hãy kể về món quà đó, và nói rõ tại sao đó lại là một món quà đáng nhớ. Kèm theo lý do bạn được tặng, miêu tả món quà và cảm xúc của bạn khi bạn nhận món quà đó.

Mục tiêu là viết một bài văn miêu tả về món quà bạn được tặng

Đối tượng là một món quà đáng nhớ
Có ba ý nhỏ:

·  Lý do bạn được tặng

·  Miêu tả món quà

·  Cảm xúc của bạn khi bạn nhận món quà đó

Hãy lập dàn ý bài văn 5 đoạn đó; đừng quên các yếu tố sau:

Đoạn mở đầu

Câu chủ đề:   món quà đáng nhớ

1. ý lớn 1: Lý do bạn được tặng

2. ý lớn 2: Miêu tả món quà

3. ý lớn 3: Cảm xúc của bạn khi bạn nhận món quà đó

(Đoạn chuyển)

Đoạn bổ trợ thứ nhất

Nhắc lại ý nhỏ thứ nhất

Các lí lẽ, dẫn chứng, ví dụ

Chuyển đoạn

Đoạn bổ trợ thứ 2

Nhắc lại ý nhỏ thứ hai

Các lí lẽ, dẫn chứng, ví dụ

Chuyển đoạn

Đoạn bổ trợ thứ 3

Nhắc lại ý nhỏ thứ ba

Các lí lẽ, dẫn chứng, ví dụ

Chuyển đoạn

Kết đoạn hoặc đoạn tóm tắt

Tóm gọn hoặc kết luận bài,
diễn đạt chủ điềm và các ý lớn trong bài bằng một cách khác.

Bắt đầu viết!

Nghĩ cho thật cẩn thận, và xây dựng bài viết hoàn chỉnh một chỉnh từ từ. 
Chia bài viết thành các phần nhỏ và xây dựng từng đoạn riêng rẽ, cẩn thận và đủ ý.

Đoạn mở đầu

·  Đoạn mở đầu quyết định hướng và giọng văn của bài
Không chỉ có nhiệm vụ giới thiệu chủ đề, mà đoạn mở bài còn có nhiệm vụ xác định cách bạn sẽ phát triển bài viết theo hướng nào. Nếu đoạn mở đầu tốt, bạn sẽ hướng được người đọc vào bài viết. Nên chăm chút đoạn mở đầu vì một đoạn mở bài tốt rất có hiệu quả lớn.

·  Nhớ dùng các động từ dưới thể chủ động
Thể chủ động có hiệu quả hơn nhiều. Áp dụng với tất cả các câu trong đoạn mở bài. Và nên nhớ: trừ phi bạn đang viết một bài tự thuật, còn không thì không nên dùng đại từ "Tôi".

·  Đa dạng các mẫu, cấu trúc câu
Xem kĩ để tránh việc dùng một mẫu câu đơn điệu: kiểu như luôn bắt đầu câu bằng chủ ngữ của câu.

·  Suy nghĩ, tìm ý và các luận cứ, dẫn chứng phù hợp
Những ý dẫn chứng hoặc chứng minh hiệu quả nhất là những dẫn chứng bạn hiểu rõ. Nếu bản thân bạn không hiểu, thì rất khó có thể viết hay và viết đúng. Đừng làm hỏng bài viết của bạn bằng những tranh luận không thuyết phục.

·  Hãy luyện viết đoạn mở đầu nhiều lần, với các chủ đề khác nhau.
Kể cả nếu bạn không sử dụng, thì bạn có thể dùng những bài luyện bạn đã viết để đối chiếu và so sánh những bài bạn đang viết, và kĩ năng viết hiện tại của ình. Thấy được sự tiến bộ là một niềm vui!

Đoạn bổ trợ (Phần thân bài)

·  Viết phần chuyển ý để bắt đầu viết về các ý lớn của bài.
Mỗi đoạn phải nối ý các đoạn trước và sau.

·  Viết câu chủ đề
Yếu tổ chuyển đoạn có thể được kèm trong câu chủ đề.

·  Dẫn chứng, ví dụ, chi tiết bổ sung cần phải được sát ý đang trình bày.
Xu hướng chung của các đoạn thân bài là viết nhiều, đề cập đến mọi ý, tràng giang đại hải.
Bạn nên tránh điều đó, và nên tập trung viết, phân tích cụ thể về các dẫn chứng hoặc ví dụ bạn đưa ra.

·  Đa dạng cấu trúc câu
Tránh lặp lại các đại từ hoặc danh sách. Tránh viết câu một kiểu (như: Chủ ngữ+ Vị ngữ + Tân ngữ) vì cách đó rất đơn điệu.

Kết bài
Thực ra, để viết một đoạn thân bài hiệu quả là khá khó. Bạn không thể luôn đảm bảo rằng người đọc đã hiểu thấu ý bạn muốn nói.

·  Nhắc lại ý của đoạn mở bài bằng cách diễn đạt khác
Sử dụng óc sáng tạo của bạn, đừng chỉ đơn điệu lặp lại y xì đoạn mở đầu

·  Tóm tắt ý bạn trình bày trong cả bài bằng một chút "chắc chắn", ví dụ như một câu trích hoặc ý kiến ủng hộ của ai đó. Đoạn kết bài phải khiến cho người đọc không một chút nghi ngờ nào về lập trường, và ý kiến của bạn.

·  Viết chắc chắn vì đây là đoạn ý cuối cùng mà bạn có thể trình bày trước người đọc.

Biên tập và chỉnh sửa bài viết

Kiểm tra chỉnh tả và ngữ pháp
Các thì của động từ, chủ ngữ-động từ phải chặt chẽ.

Kiểm tra tính logic của toàn bài
Các ý có chắc chắn và logic chưa? 
Tránh việc lập ý không chặt chẽ, hoặc là cho quá nhiều chi tiết cũng chưa chắc là hệu quả.

Kiểm tra từng câu một

·  Sử dụng thể chủ động cho các động từ sẽ có hiệu quả hơn
Không nên dùng thể chủ động và động từ "thì, là, mà" ("to be")

·  Sử dụng cụm từ chuyển
Tránh cách viết bắt đầu câu bằng đại từ, hay mẫu "Có…."
Ví dụ: thay vì viết "Có một yêu cầu là phải đọc soát bài", bạn có thể viết "Đọc soát bài là việc cần thiết"

·  Ngắn gọn
nhưng cũng nên đa dạng độ dài và cấu trúc của các câu

Nhờ một người bạn học khá kiểm tra hộ và nhận xét bài bạn viết
lập lại những gì bạn muốn trình bày. Có thể bạn sẽ thấy bất ngờ!

Xem thêm phần trợ giúp chỉnh sửa bài luận ở phần Thư mục.

Tài liệu được lấy và chỉnh sửa với sự cho phép của:
 Kasper, J. Bài văn 5 đoạn, 14 tháng 1, năm 1999, http://www.geocities.com/SoHo/Atrium/1437/eval.html (9 tháng 6 năm 2001)

 

Bài viết liên quan:

Đánh giá của Bạn về bài viết này?

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

đăng ký nhận tin mới