#69 NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN KHI VIẾT - Tóm tắt, đạo văn, đoạn văn, Nguồn tham khảo, ghi chú, chú thích ở cuối trang ôi rắc rối..!

 Tóm tắt, đạo văn, đoạn văn,

Nguồn tham khảo, ghi chú, chú thích ở cuối trang
ôi rắc rối..!

Đạo văn:

  1. Sử dụng, lấy ý tưởng hoặc văn của người khác thành của mình.
  2. Ghép đoạn văn hoặc lấy ý tưởng của người khác vào bài của mình. 1

Đạo văn:
sao chép một cách vô tình công trình, bài viết của người khác và làm như là bài của mình

Hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn tránh được việc đạo văn một cách không cố ý

Tại sao lại cần tham khảo tài liệu đó?
Tại sao phải ghi nguồn tham khảo, ghi chú hay chú thích ở cuối trang?

  • Nghiên cứu của bạn sẽ có chất lượng hơn khi bạn ghi chú, xem xét cụ thể các nguồn thông tin bạn lấy
  • · Tranh luận của bạn sẽ có thuyết phục hơn với dẫn chứng của các nguồn tin cậy, thống kê, đoạn văn bạn trích hay tóm tắt.
  • Văn phong của bạn sẽ trôi chảy hơn nếu người đọc thấy rõ là bạn xây dựng bài viết, luận điểm dựa trên cái gì, đồng tình hay không đồng tình với ý kiến, công trình của các tác giả khác
  • Đôi khi, nguồn thông tin khác giải thích rõ vấn đề hơn, bạn có thể dùng nhưng phải ghi chú rõ ràng.
  • Người đọc có thể muốn xem cụ thể các nguồn thông tin khác nói gì, hay hoàn cảnh của bài viết…
  • Ghi chú các nguồn thông tin sẽ cho thấy có những ý kiến trái ngược, thậm chí con số dữ liệu trái ngược! hoặc để tạo sự chặt chẽ cho tranh luận

Thế nào thì thích hợp cho việc muốn trích dẫn?
Đó là khi

  • Đưa câu trích dẫn trực tiếp
  • Sử dụng các câu nói có một không hai, hay ý tưởng kiểu như vậy của một người khác, từ các giấy tờ in, trên Internet, phỏng vấn hay thậm chí nói chuyện bình thường.
  • Đưa ra các thông tin, hình ảnh được sao chép lại, bảng biểu….
  • Giới thiệu ý kiến của các chuyên gia, cho dù bạn có đồng ý hay không đồng ý với ý kiến đó.
  • Xin sự trợ giúp của ai đó, gia sư, thầy cô, thậm chí bạn cùng phòng hoặc cha mẹ.

Bạn không tham kháo khi:

  • Một việc hoặc ý kiến nào đó đã quá quen thuộc, ai cũng biết
  • Một nghiên cứu nào đó không có tác giả hoặc nguồn
    (ví dụ: cụm "give credit where credit is due" là phổ biến khi nói đến các tài liệu không rõ nguồn gốc, tác giả
  • Những gì bạn trình bày dễ được chấp nhận và không được trích dẫn ở đâu khác. 
Bài viết liên quan:

Đánh giá của Bạn về bài viết này?

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

đăng ký nhận tin mới