#44 KỸ NĂNG ĐỌC - Đọc các tư liệu khó, phức tạp

 Đọc các tư liệu khó, phức tạp

  • Chọn khối lượng vừa đủ
    để bắt đầu
  • Nắm được cách bố trí, hệ thống của tư liệu
    Lướt qua tư liệu để tìm: tựa đề, đề mục chính, đề mục phụ, câu chủ đoạn để biết được nội dung tổng quát. Chú ý các biểu đồ, đồ thị, và sơ đồ.
    Nếu có phần tóm lược
    ở trước và sau tư liệu, hãy đọc nó. Tìm đọc những câu hỏi, bài luyện tập chính
  • Đọc những gì bạn hiểu rõ nhất
    để xác định độ khó. Chừa lại những gì ko hiểu.
  • Dùng phương pháp "nhìn ra nơi khác"
    Trong khi đang đọc thỉnh thoảng dừng đọc và đặt những câu hỏi kích thích cho việc đọc.
    Tự đi tìm câu trả lời.
    Tìm mối liên hệ nhưng ko phải để ghi nhớ mà để hiểu.
  • Tra cứu nghĩa của những từ quan trọng mà bạn ko thể suy ra từ ngữ cảnh.
  • Đọc cho đến hết
    Đừng nản chí. Bạn càng đọc, thì sẽ dần sáng ra. Sau khi đọc xong, suy ngẫm lại những gì đã học được, và đọc lại những chổ chưa hiểu.
  • Sắp xếp những bài ghi chú
    thành một hệ thống khái niệm. Chú ý đến mối liên hệ giữa các thông tin.
  • Đừng chỉ dùng từ ngữ.
    Dùng kí hiệu, hình ảnh minh hoạ, màu sắc, thậm chí cả chuyển động để hình dung và hệ thống ý. Dùng bất cứ phương pháp nào bạn cần.
  • Bạn vẫn ko thể hiểu?
    Đừng nổi cáu! Xếp sách lại, hôm sau đọc tiếp.
    Nếu cần, hãy lặp lại, nhớ lại thông tin, dù trong lúc ngủ, não của bạn vẫn đang làm việc. Đây gọi là "phương pháp đọc phân tán”.
  • Khi bạn đã có một hệ thống khái niệm trong đầu, đọc lại lần nữa.
    Lần này nếu bạn vẫn chưa hiểu, hãy cầu cứu giáo sư, người cố vấn học tập, hoặc các chuyên gia. Chúc may mắn!

Xem thêm:
Các kỹ năng đọc và học ở trường Đại học của Nancy V. Wood, Holt Rinehart và Winston, Inc. 1991

Bài viết liên quan:

Đánh giá của Bạn về bài viết này?

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

đăng ký nhận tin mới