Giải quyết tranh cãi
Cách để giải quyết tranh cãi một cách êm thấm nhất là để cả 2
bên:
· Làm việc với nhau một cách tự nguyện
· Hợp tác giải quyết vấn đề
· Dưới sự hướng dẫn của một người có kinh
nghiệm
Quá trình sau nên được thực
hiện dưới sự hướng dẫn của một người có kinh nghiệm.
Cùng với đối phương đến
một nơi riêng tư:
· Thu thập thông tin: tìm vấn đề mấy chốt và
đừng luận tội
Tập trung vào vấn đề, chứ không phải ai đã gây ra lỗi
Không
luận tội, bới móc, hay gọi tên để cãi nhau
· Mỗi bên đều phải nói rõ quan điểm của mình và
xem điều đó ảnh hưởng đến họ như thế nào;
Những người khác lắng nghe một
cách tập trung và tôn trọng, nhất là không được ngắt ngang
· Mỗi bên lần lượt nhắc lại hoặc nói rõ quan
điểm của phía bên kia đúng với cách phía bên kia nghĩ (thói quen thứ 5 của
Franklin Covey: "Thử học cách hiểu người khác trước khi muốn người khác hiểu
mình")
· Tất cả mọi người nên cố gắng nhìn vấn đề từ
các quan điểm khác, ngoài quan điểm của 2 bên
· Các bên suy nghĩ, bàn bạc để tìm ra những
điểm chung, ý kiến trung hòa nhất, các phương án sáng tạo hơn….
· Mỗi bên tự nguyện làm những gì mình có thể để
giải quyết mâu thuẫn.
· Một thương lượng chính thức nên được vạch ra
và thống nhất giữa 2 bên;
· Nên theo dõi quá trình thường xuyên
· Nếu thành công, nên có phần thưởng hoặc mọi
người cùng ăn mừng
Giải quyết mâu thuẫn giữa 2
bên nên là một quá trình tự nguyện:
· Phản ánh giá trị của trường nếu được áp dụng
cho cả trường
· Được thầy cô đem ra làm mẫu và làm theo
· Sẽ thất bại nếu như chỉ được coi là việc của
học sinh
Mỗi bên
cần phải thẳng thắn nói lên quan điểm của
mình, và cũng cần được tôn trọng khi họ trình bày quan điểm, cảm thấy sự quan
trọng của cả 2 phía. Chính vì vậy, bên nào cũng phải tôn trọng và lắng nghe phía
bên kia, và cố gắng hiểu họ, cùng làm hợp tác làm việc để tìm ra giải pháp trung
hòa nhất, có lợi cho cả 2 bên.
Nếu vẫn không giải quyết được
mâu thuẫn,
nhờ một
người thứ 3, trung gian hòa giải; hoặc "cưỡng chế" (người trung gian hòa giải sẽ
đưa ra giải pháp)
Giáo dục là một môi trường
thuận lợi
để học
giải quyết các vấn đề và các phương pháp hòa giải mâu thuẫn. Cho dù mâu thuẫn là
một tình huống trong lớp học hay là một tình huống tình cảm thật ngoài đời, thì
việc học cách giải quyết vấn đề và cùng hợp tác để tìm được hướng giải quyết phù
hợp sẽ giúp bạn có được các kỹ năng mà sau này bạn hoàn toàn có thể áp dụng vào
các tình huống, trường hợp khác. Việc rèn luyện sẽ giúp
bạn:
· Chấp nhận sự khác nhau · Nhận ra những lợi ích cả hai bên
· Trau dồi kỹ năng thuyết phục · Tăng khả năng lắng nghe · Phá bỏ vòng quay |
· Học cách phản bác ý kiến của người khác mà
không phải căng thẳng hay gây sự · Tạo sự tự tin trước những tình huống bạn có
thể thắng · Nhận ra/ Chấp nhận và từ từ giải quyết sự tức
giận và các trạng thái tình cảm khác · Giải quyết vấn đề! |
Tài liệu được lấy từ
"Hướng
dẫn giải quyết mâu thuẫn," Trường Friends School of Minnesota, tháng 6
năm 2002.
Xem
thêm:
Conflict Negotiation: Skills Checklist Umbreit, M.S. 1995. Conflict
Negotiation: Skills Checklist. St. Paul, MN: Center for Restorative Justice
& Peacemaking, trường Đại học Minnesota.
Deutsch, Morton &
Coleman, Peter T., Handbook of Conflict Resolution: Theory and Practice,
tháng 4 2000, Jossey-Bass