#18 HỌC - Suy nghĩ thành lời hay phát ngôn thầm

 Suy nghĩ thành lời hay phát ngôn thầm

Khi còn là trẻ thơ, chúng ta thường học những điều mới lạ bằng cách suy nghĩ thành lời hoặc nói to lên những điều mình nghĩ để diễn đạt sự hiểu biết của mình hay bộc lộ cho người khác biết mình muốn gì. Chúng ta phát ngôn, nói thành câu. Khi được sửa, chúng ta nhại lại, thực hành cho đến khi đúng, hoặc bắt chước theo kiểu cha mẹ, hàng xóm, bạn học, vvv

Suy nghĩ thành lời rất quan trọng đối với quá trình học tập đầu đời của chúng ta. Người ta còn gọi nó là phát ngôn thầm.


Khi chúng ta trưởng thành,
suy nghĩ thành lời ẩn vào bên trong, và phát ngôn chuyển thành sự giao tiếp với mọi người.  

“Mặc dù vậy, nhu cầu cần duy trì suy nghĩ thành lời không biến đi hoàn toàn. Bất cứ khi nào chúng ta gặp phải một tình huống lạ hoặc khó khăn trong đời, khả năng này lại trỗi dậy. Đó là công cụ để chúng ta vượt qua trở ngại và tạo lập kỹ năng mới.”

Trong phát ngôn thầm,
chúng ta thường dùng cụm từ hoặc câu không hoàn chỉnh. Những điều được nói ra phản ánh điều chúng ta nghĩ, nhưng chỉ là những điều đang làm chúng ta băn khoăn, thấy mới lạ, khó khăn. Chúng ta loại bỏ những điều đã biết. Vì vậy, phái ngôn thầm giảm đi dần khi sự hiểu biết và hành động của chúng ta chín chắn hơn.

Người ta thường dùng
phát ngôn thầm trong việc học tập, lên kế hoặch, hoặc tự chỉ dẫn cho minh khi thực hiện một công việc khó khăn hay mầy mò thực hành một kỹ năng mới. Nó có thể giúp chúng ta kiểm soát tình huống và hành động của bản thân bằng cách diễn đạt thành lời hoặc tự trút bỏ cảm xúc của mình ra.   

Phát ngôn thầm là một công cụ hữu hiệu cho việc học tập.
Càng tạo điều kiện cho trí não hoạt động ở nhiều cấp độ, chúng ta càng có thể liên hệ các ý tưởng và lưu giữ những điều học được. Chúng ta đọc, tạo ra những hình ảnh, sơ đồ trong đầu, nghe, sử dụng âm nhạc hoặc hành động, nói với người khác và nói với mình (hợp tác trong học tập). Một số trong chúng ta thích bộc bạch tâm sự với người khác, để hiểu hoặc nhớ tốt hơn. Một số trong chúng ta thì lại không cần quá trình này! Đây có thể là một kiểu học, và nó có thể rất hữu hiệu.  

Chúng ta sử dụng nhiều giác quan và kinh nghiệm để hấp thu và củng cố những điều học được.
Việc kết hợp những kỹ năng và chiến lược học này như thế nào là hoàn toàn tuỳ thuộc từng cá nhân.  

Việc áp dụng phát ngôn thầm trong học tập bao gồm:  

  • Học thuộc từ vựng bằng cách nói to từ đó lên
  • Cảm nhận văn thơ bằng cách diễn đạt như trong kịch.  
  • Hiệu đính bài viết bằng cách đọc to lên
  • Giải toán bằng cách nói nhẩm từng bước để dần dần đi đến đáp án.  

 

Bài viết liên quan:

Đánh giá của Bạn về bài viết này?

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

đăng ký nhận tin mới