Học qua nhãn quan, định vị
“Việc học, cho những người thiên về nhãn quan diễn ra ngay
một lúc, cùng với khối lượng thông tin lớn, thay vì quá trình tiếp thu từ từ
những thông tin rời rạc, những bước nhỏ hay thói quen thu lượm được trong luyện
tập. Ví dụ, những người này có thể tiếp thu một cách nhanh chóng một lượng lớn
thông tin qua những bảng biểu thay vì ghi nhớ các mẩu thông tin một cách đơn lẻ.
1
Sắp xếp:
- Cách
nhìn theo nhãn quan hay định vị là nguyên tắc cơ bản
Lý tưởng nhất cho những người có khả năng này là một không gian cõ sắp xếp với những đồ vật với vị trí xác định. Họ sẽ không cảm thấy thoải mái với những không gian chưa hoàn thiện hay lộn xộn. - Với
một giác quan nhạy bén về sự cân bằng và hoàn thiện
họ có thể nói những đồ vật nào hoặc điều gì lệch khỏi vị trí, hay không thật sự thẳng hay những nhận xét tương tự. Những người này cũng rất tinh khi làm việc với những hình ảnh đối chiếu hoặc xoay chiều và luôn cố gắng sắp xếp theo nhóm, màu sắc…
Quan sát/ Thử nghiệm:
- Những
người thiên về nhãn quan rất dễ nhận ra một “bức tranh” tổng thể
của những hệ thống đơn giản hay phức tạp. Họ cũng rất giỏi tóm tắt hay tổng kết, đặc biệt, họ còn nhớ được chi tiết hay tạo ra những sâu chuỗi. - Sự
xuất hiện của bản thân (ăn mặc, đầu óc hay cử chỉ) khá quan trọng
Hình thức bản thân đối với họ khá quan trọng cũng như những gì họ quan sát để ở hình thức của người khác. Họ có eye-contact khi nói chuyện, mặc dù có thể bị ảnh hưởng với đồ vật xung quanh. Tiếng động nền làm giảm khả năng nghe của họ. Còn trong lớp học, hay buổi họp, họ thường vẽ lăng nhăng ra nháp. - Họ
thích đọc hoặc làm việc dưới ánh sáng nhẹ hoặc là ánh sáng tự nhiên
và trong các điều kiện thoải mái. Họ đặc biệt khó chịu với đèn chiếu, ánh sáng quá mạnh, chất liệu thô hay nhiệt độ quá khắc nghiệt.
- Tập
trung vào mục tiêu của khóa học
Hãy nói chuyện với giáo viên để hiểu rõ và áp dụng những điều đó vào hoàn cảnh của bạn. - Tìm
sự trợ giúp của những người có khả năng sắp xếp cao:
để giúp bạn liên hệ những điều đã học và những kiến thức mới. - Tìm
kiếm các cơ hội sử dụng kiến thức mới.
- Cách
tiếp cận trực tiếp.
- Sử
dụng cách lưu ý tưởng bằng hỉnh ảnh thay vì giải thích bằng lời văn.
- Cách
tiếp cận trực tiếp.
- Chú
trọng vào những phần kiến thức liên quan đến không gian, có hình vẽ…
Ví dụ: trong Toán học, môn Hình học có nhiều yếu tố hình ảnh hơn là môn Đại số. Trong Khoa học, Vật Lý thì hơn là Hóa học. Hay là những áp dụng hình ảnh trong môn Vi Tính, vẽ trong Mỹ Thuật, Kiến trúc, Cơ khí, Hàng không, hay Phát triển thành thị… - Tìm
tòi nhữung nghiên cứu mang tính độc lập hoặc đề tài mở
Cách
học kiểu giải quyết từng vấn đề, học từ các ví dụ cụ thể, hay là các cách mà bạn
có thể thoải mái, linh hoạt với kiến thức sẵn có và có nhiều phương án lựa chọn
để đánh giá, trình bày kiến thức.
Thói quen học tập
- Hãy
luôn hình dung tổng thể vấn đề khi học
nhất là khi bạn đang học những phần nhỏ hoặc các phần chi tiết. - Khi
muốn nhớ điều gì đó
hãy nhắm mắt để hình dung các thông tin để tiện cho việc gợi nhớ lại các thông tin. Bạn cũng có thể sử dụng flash cards (những mảnh giấy nhỏ, mặt trước ghi định nghía, mặt sau giải thích tương ứng) và đừng ghi quá nhiều, chủ yếu chie để cho bạn dễ hình dung các định nghĩa hoặc ý nhỏ. - Một
khi bạn đã nắm được định nghĩa
Tập áp dụng các thông tin đó vào các tình huống, ví dụ mới, hoặc dần dần nâng cao mức độ khó khi bạn học thêm được nhiều điều mới, thay vì lặp lại các ví dụ quen thuộc. - Sử
dụng sơ đồ định nghĩa (hơn là dàn ý)
sắp xếp các bài viết nhỏ bạn đã làm hình dung các ý, mối quan hệ giữa các ý đó, xâu chuỗi và kết quả. Tìm ý bằng các hình minh họa, bảng biểu, mẫu vẽ. - Tìm
các nguồn dữ liệu có hình ảnh, minh họa khác nhau
video, các chương trình PowerPoint, bảng biểu, bản đồ và các chương trình nghe nhìn khác,
Sử dụng các thiết bị hiện
đại:
- Tận
dụng các chương trình có hình vẽ
của máy vi tính trong khi học hoặc xác định thông tin. - Tận
dụng các nút Stop/Start/Replay
trong các chương trình nghe nhìn trên máy vi tính. - Tạo
một chương trình sử dụng phần mềm hình ảnh hoặc âm thanh cho riêng bạn
thay thế những bản viết tay. - Phát
triển và ứng dụng đồ họa và/hoặc mẫu vật 3 chiều.
để hiểu được các kiến thức mới.
Nghe giảng trong lớp
- Tránh
chỗ ngồi dễ bị phân tán
trong lớp học (gần cửa sổ, cạnh cửa ra vào…) - Luôn
tìm cơ hội tạo hứng thú cho bài giảng
bằng các hoạt động: như bài tập nhỏ, hỏi đáp, 2 người suy nghĩ và trả lời… - Minh
họa các ghi chép
bằng hình ảnh và bảng biểu - Xem
lại, sắp xếp các ghi chép sau giờ học
với sơ đồ định nghĩa - Giữ
và sắp xếp các tờ giấy bài thầy cô phát thành một tập
và các tóm tắt của bài giảng. - Trong
các tờ bài phát đó, chọn những tờ có ghi
chép có hướng dẫn hoặc chỗ trống
để bạn có thể điền và hoàn thành.
Khi đọc sách giáo khoa
- Lướt
qua tiêu đề, biểu đồ, hình vẽ
để có được hình dung sơ bộ nội dung 1 chương trước khi bắt đầu đọc - Sử
dụng bút gạch chân màu
để làm nổi bật các đoạn quan trọng - Viết
hoặc minh họa ra lề sách
cũng để làm nổi bật ý quan trọng.
Làm bài kiểm tra đánh giá
- Viết
ra giấy hoặc vẽ ra các bước cần làm
như một checklist những việc cần làm để theo dõi - Nghĩ
đến các liên tưởng hình ảnh nếu muốn ghi nhớ thông tin
(Có khi, bạn nhớ được câu trả lời nằm ở chỗ nào của trang nhưng mà lại không nhớ nội dung câu trả lời!) - Nếu
bạn gặp khó khăn với những bài kiểm tra tính giờ,
hãy gặp với giáo viên và xem xem liệu có cách kiểm tra nào khác cho bạn không - Bài
luận hoặc bài kiểm tra viết đoạn văn ngắn, hoặc diễn thuyết trước lớp có thể
những cách kiểm tra khác.
1. Effective
Techniques for Teaching Highly Gifted Visual-Spatial Learners, Linda Kreger
Silverman, Ph.D. Gifted Development Center, Denver, Colorado http://www.gifteddevelopment.com/Articles/EffectiveTechniques.html,
12/8/2003
Cũng có thể tham khảo:
Grow, Gerald, The Writing
Problems of Visual Thinkers, Florida A&M University